Nghiên cứu được thực hiện tại những lâm phần có loài Dẻ yên thế phân bố tự nhiên ở 4 huyện Lục Nam, Lục Ngạn, Lạng Giang và Sơn Động. Kết quả cho thấy Dẻ yên thế là loài cây chiếm ưu thế về mật độ ở tầng cây cao trong hầu hết ÔTC tại những địa điểm nghiên cứu (11/19 ÔTC = 57,9%). Chỉ số IV dao động từ 20,7 đến 97,7%; mật độ lâm phần dao động từ 380 cây/ha đến 688 cây/ha, trong đó mật độ Dẻ yên thế dao động từ 92 cây/ha đến 540 cây/ha. | MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG DẺ YÊN THẾ (CASTANOPSIS BOISII) TẠI BẮC GIANG Nguyễn Toàn Thắng, Trần Hoàng Quý, Bùi Thanh Hằng, Vũ Tiến Lâm, Cao Chí Khiêm Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện tại những lâm phần có loài Dẻ yên thế phân bố tự nhiên ở 4 huyện Lục Nam, Lục Ngạn, Lạng Giang và Sơn Động. Kết quả cho thấy Dẻ yên thế là loài cây chiếm ưu thế về mật độ ở tầng cây cao trong hầu hết ÔTC tại những địa điểm nghiên cứu (11/19 ÔTC = 57,9%). Chỉ số IV dao động từ 20,7 đến 97,7%; mật độ lâm phần dao động từ 380 cây/ha đến 688 cây/ha, trong đó mật độ Dẻ yên thế dao động từ 92 cây/ha đến 540 cây/ha. Số loài có mặt trong các ô tiêu chuẩn (ÔTC) biến động từ 3 đến 41 loài, nhưng nhiều nhất cũng chỉ có 6 loài tham gia vào tổ thành trong các lâm phần. Hàm phân bố Weibull phù hợp để mô phỏng qui luật phân bố số cây theo cấp chiều cao và cấp đường kính. Quan hệ giữa Hvn và của lâm phần khá chặt (R ≥ 0,53) theo 2 dạng phương trình chủ yếu là hàm bậc 2 và bậc 3. Từ khóa: Dẻ yên thế, ấu tr c, ắc Giang. ĐẶT VẤN ĐỀ Họ dẻ (Fagaceae) là một trong 10 họ thực vật có số loài lớn nhất Việt Nam, với 6 chi khoảng 216 loài (Nguyễn Tiến Bân, 2003). Trong đó Dẻ yên thế (Castanopsis boisii Hickel et ) là loài cây bản địa, đa mục đích. Gỗ dùng trong xây dựng, đồ mộc, đồ gia dụng, đặc biệt hạt là thực phẩm bổ dưỡng. Dẻ yên thế có phân bố tự nhiên ở các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh và Nghệ An. Hiện nay, tại Bắc Giang thì Dẻ yên thế còn tập trung chủ yếu ở các huyện Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động và Lạng Giang, với diện tích còn khoảng (Nguyễn Toàn Thắng, 2011). Mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu về Dẻ yên thế nhưng vẫn chưa đủ cơ sở khoa học phát triển loài cây bản địa đa tác dụng này tại địa phương. hính vì vậy, việc nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tầng cây cao rừng Dẻ yên thế góp phần làm cơ sở khoa học để đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong nuôi dưỡng loài cây bản địa đa tác dụng này tại Bắc Giang là cần thiết. VẬT LIỆU .