Hiệu lực chống cháy của một số công thức xử lý gỗ từ boric axit và natri silicat

Nội dung bài viết trình bày gỗ bồ đề và Keo lai được xử lý bằng một số công thức hóa chất trên cơ sở boric axit và natri silicat để đánh giá khả năng chống cháy. Chỉ số chính để xem xét khả năng chống cháy là phần trăm khối lượng mẫu gỗ mất mát do cháy. Gỗ được xử lý bằng dung dịch boric axit đơn giản hoặc dung dịch sol của silicat đều nâng cao khả năng chống cháy rõ rệt so với mẫu đối chứng. | HIỆU LỰC CHỐNG CHÁY CỦA MỘT SỐ CÔNG THỨC XỬ LÝ GỖ TỪ BORIC AXIT VÀ NATRI SILICAT Nguyễn Thị Bích Ngọc, Lê Bạch Đằng, Nguyễn Duy Vƣợng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Gỗ Bồ đề và Keo lai được xử lý bằng một số công thức hóa chất trên cơ sở boric axit và natri silicat để đánh giá khả năng chống cháy. Chỉ số chính để xem xét khả năng chống cháy là phần trăm khối lượng mẫu gỗ mất mát do cháy. Gỗ được xử lý bằng dung dịch boric axit đơn giản hoặc dung dịch sol của silicat đều nâng cao khả năng chống cháy rõ rệt so với mẫu đối chứng. Với các công thức dung dịch boric axit có bổ sung các glycol, hiệu quả chống cháy giảm đi rất nhiều. Sự kết hợp boric axit và natri silicat bước đầu cho thấy khả năng chống cháy cho gỗ tẩm rất cao, đồng thời cũng cho thấy những ưu điểm nổi trội hơn khi sử dụng đơn thuần từng hóa chất, hay lắng đọng silica. Từ khóa: Gỗ Bồ đề, Gỗ Keo lai, Chống cháy, Boric axit, Natri silicat MỞ ĐẦU Boron vô cơ là các hợp chất vô cơ của nguyên tố Bo, gồm oxit, boric axit và các muối, là thành phần hoạt chất chính trong rất nhiều thành phẩm dạng hỗn hợp sử dụng trong lĩnh vực bảo quản gỗ để chống sinh vật gây hại. Boron cũng được xem là nhóm hợp chất có khả năng chống cháy từ những năm cuối thập niên 1930 và cho đến nay vẫn được xem là tác nhân chống cháy cho gỗ có hiệu quả kinh tế nhất. Những nghiên cứu cơ bản để tìm hiểu cơ chế chống cháy của boron cũng đã được thiết kế dựa trên các công cụ phân tích vật lý hiện đại [1]. Trong các nghiên cứu phát triển các hỗn hợp hóa chất để xử lý nâng cao chất lượng gỗ, boron được kết hợp với các tác nhân tương tác như etylen glycol (EG), poly-etylen glycol (PEG), polyvinyl ancol (PVA), silicat hoặc sol silicic, nhựa UF, PF. làm tăng khả năng ổn định kích thước, tính chất sinh học gỗ, tăng khả năng chống rửa trôi boron trong gỗ. [2], [3], [4], [5, 6]. Tính chất chống cháy của gỗ sau xử lý mới chỉ được khảo sát trong một số trường hợp. Bài báo này giới thiệu kết quả đánh giá khả năng chống cháy của một số công

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.