Trong xu thế đổi mới giáo dục đại học nói riêng ở Việt Nam, bài toán được mọi người quan tâm là bài toán chất lượng. Chất lượng giáo dục đại học được nâng cao biểu hiện qua nhiều vấn đề trong đó có kiểm tra đánh giá. Bài viết coi việc đánh giá như là giải pháp để phát triển năng lực cho sinh viên cũng như một phần của chuẩn đầu ra trong đào tạo theo học chế tín chỉ. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8A, pp. 94-100 This paper is available online at DOI: GIẢI PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Đỗ Văn Đoạt và Nguyễn Thị Bích Liên Khoa Quản lí Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trong xu thế đổi mới giáo dục đại học nói riêng ở Việt Nam, bài toán được mọi người quan tâm là bài toán chất lượng. Chất lượng giáo dục đại học được nâng cao biểu hiện qua nhiều vấn đề trong đó có kiểm tra đánh giá. Bài báo coi việc đánh giá như là giải pháp để phát triển năng lực cho sinh viên cũng như một phần của chuẩn đầu ra trong đào tạo theo học chế tín chỉ. Những giải pháp được đề xuất là: Đổi mới xây dựng đề cương chi tiết môn học theo hướng tiếp cận năng lực; Tích hợp hoạt động giảng dạy, học tập và đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo tiến trình sinh viên thực hiện các nhiệm vụ học tập; Sử dụng tiêu chí vừa làm căn cứ đánh giá mức độ sinh viên hoàn thành các nhiệm vụ học tập trong môn học vừa làm công cụ định hướng sự thể hiện năng lực của sinh viên; Kết hợp sử dụng linh hoạt mô hình đánh giá kết quả học tập theo truyền thống và theo định hướng phát triển năng lực sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ. Giải pháp nếu được áp dụng có thể có những phản hồi tích cực. Từ khóa: Đánh giá, đánh giá kết quả học tập, tiếp cận năng lực, phát triển năng lực, đào tạo theo học chế tín chỉ. 1. Mở đầu Đánh giá kết quả học tập (ĐG KQHT) của sinh viên (SV) đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình đào tạo. Đặc biệt trong quá trình đào tạo theo tín chỉ hiện nay, những nghiên cứu lí luận về ĐG KQHT của SV ở đại học có tác dụng chỉ đạo, định hướng. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn thực sự còn “chỗ trống”, chưa có nhiều những nghiên cứu đề xuất giải pháp ĐG KQHT theo định hướng phát triển năng lực (PTNL) của SV trong đào tạo theo tín chỉ. Có thể nói, .