Nội dung bài viết này nhằm phân tích cho thấy cần đưa nội dung nghiên cứu tổng quan vào tiến trình dạy học kiến thức vật lí hay tiến trình vận dụng kiến thức vật lí trong việc giải quyết vấn đề thực tiễn, đồng thời cũng đề xuất biện pháp thực hiện công việc đó trong điều kiện dạy học phổ thông hiện nay. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8B, pp. 49-56 This paper is available online at DOI: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG: ĐƯA NỘI DUNG NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VÀO TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Phạm Xuân Quế1 và Nguyễn Văn Nghiệp2 1 Khoa 2 Vụ Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo Tóm tắt. Phương pháp khoa học được hình thành và phát triển từ thế kỉ 17. Quy trình phương pháp khoa học gồm 5 giai đoạn: Quan sát, nêu câu hỏi khoa học; nghiên cứu tổng quan, chính xác lại nội hàm câu hỏi khoa học; xây dựng giả thuyết; kiểm chứng giả thuyết bằng thực nghiệm; công bố và bảo vệ kết quả. Nghiên cứu tổng quan là một nội dung quan trọng trong quy trình phương pháp khoa học. Nội dung bài báo này nhằm phân tích cho thấy cần đưa nội dung nghiên cứu tổng quan vào tiến trình dạy học kiến thức vật lí hay tiến trình vận dụng kiến thức vật lí trong việc giải quyết vấn đề thực tiễn, đồng thời cũng đề xuất biện pháp thực hiện công việc đó trong điều kiện dạy học phổ thông hiện nay. Từ khóa: Phương pháp khoa học, tổng quan, nghiên cứu tổng quan. 1. Mở đầu Trong lí luận và thực tiễn dạy học ở trường phổ thông, với quan điểm “chương trình môn khoa học tự nhiên cố gắng dạy học sinh như một nhà nghiên cứu” và “giáo viên là những người dẫn dắt hoạt động nghiên cứu của học sinh trong lớp học” [4; 2], một số phương pháp dạy học gần với phương pháp khoa học đã và đang được áp dụng ở nước ngoài cũng như trong nước như: Phương pháp dạy học tìm tòi, khám phá; phương pháp dạy học theo LAMAP (bàn tay nặn bột); phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. Ở Việt Nam có thể nhắc đến quan điểm vận dụng chu trình sáng tạo khoa học trong dạy học vật lí của Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng và Phạm Xuân Quế [2; 24], quan điểm chuyển từ phương pháp khoa học sang phương pháp dạy học của Thái Duy Tuyên khi đề xuất chuyển từ phương pháp khoa học sang .