Thành phần loài và biến động diện tích rừng ngập mặn tỉnh Hà Tĩnh

Nội dung bài viết trình bày hệ sinh thái rừng ngập mặn Hà Tĩnh tập trung phần lớn ở các khu vực cửa sông lớn như Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng và Cửa Khẩu. Kết quả đã xác định được 22 loài thực vật ngập mặn (TVNM), thuộc 22 chi, 18 họ của 2 ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và Ngọc lan (Magnoliophyta) tại khu vực nghiên cứu; trong đó, ngành Ngọc lan chiếm ưu thế với 94,4% tổng số họ và 95,5% tổng số loài. Trong 22 loài TVNM, có 9 loài cây ngập mặn chính thức (MS) và 13 loài cây tham gia ngập mặn (MAS). | Tạp chí KHLN 1/2014 (3183 - 3194) ©: Viện KHLNVN - VAFS ISSN: 1859 - 0373 Đăng tải tại: THÀNH PHẦN LOÀI VÀ BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH RỪNG NGẬP MẶN TỈNH HÀ TĨNH Trần Thị Tú1, Nguyễn Hữu Đồng2 1 Viện Tài nguyên và Môi trường - Đại học Huế 2 Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường Hà Tĩnh - Sở TNMT tỉnh Hà Tĩnh TÓM TẮT Từ khóa: Biến đổi khí hậu, thành phần loài, thực vật ngập mặn, tác động, viễn thám. Hệ sinh thái rừng ngập mặn Hà Tĩnh tập trung phần lớn ở các khu vực cửa sông lớn như Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng và Cửa Khẩu. Kết quả đã xác định được 22 loài thực vật ngập mặn (TVNM), thuộc 22 chi, 18 họ của 2 ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và Ngọc lan (Magnoliophyta) tại khu vực nghiên cứu; trong đó, ngành Ngọc lan chiếm ưu thế với 94,4% tổng số họ và 95,5% tổng số loài. Trong 22 loài TVNM, có 9 loài cây ngập mặn chính thức (MS) và 13 loài cây tham gia ngập mặn (MAS). TVNM có nhiều giá trị sử dụng, bao gồm dược liệu (18 loài), cho gỗ (9 loài), làm thực phẩm (4 loài), cho sợi (4 loài), cho tanin (4 loài), làm cảnh (2 loài) và cho công dụng khác (1 loài). Tuy nhiên, hệ sinh thái rừng ngập mặn Hà Tĩnh hiện nay đang chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan. Bên cạnh đó, các hoạt động kinh tế- xã hội đã làm biến động đáng kể diện tích rừng ngập mặn hiện có. Điều này đang đặt ra nhiều thách thức cho chính quyền địa phương trong việc quy hoạch, khai thác và sử dụng hợp lý hệ sinh thái rừng ngập mặn. Do đó, bài báo này đã ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS; thông qua khảo sát thực tế xác định sự biến động diện tích rừng ngập mặn tỉnh Hà Tĩnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn 2000 - 2012 có rừng ngập mặn đã bị biến mất, trung bình giảm 116,1ha/năm, hiện chỉ còn 775,83ha. Species composition and the fluctuation of mangroves in Ha Tinh province Keywords: Climate change, impacts, mangrove flora, species composition, remote sensing Mangrove ecosystems in Ha Tinh concentrate largely in estuaries such as Hoi inlet, .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.