Bài viết tập trung phân tích về năng lực nêu gương của cha mẹ trong quá trình giáo dục con ở lứa tuổi thiếu niên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng lực nêu gương của cha mẹ trong quá trình giáo dục con chưa cao. Cha mẹ chưa có nhận thức đầy đủ về phương pháp nêu gương nên trong quá trình vận dụng còn gặp nhiều hạn chế. Có sự khác biệt về năng lực nêu gương giữa những nhóm cha mẹ ở độ tuổi và ngành nghề khác nhau. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6B, pp. 51-60 This paper is available online at DOI: NĂNG LỰC NÊU GƯƠNG CỦA CHA MẸ TRONG QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC CON Ở LỨA TUỔI THIẾU NIÊN Vũ Thị Khánh Linh, Nguyễn Duy Thế Khoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài báo tập trung phân tích về năng lực nêu gương của cha mẹ trong quá trình giáo dục con ở lứa tuổi thiếu niên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng lực nêu gương của cha mẹ trong quá trình giáo dục con chưa cao. Cha mẹ chưa có nhận thức đầy đủ về phương pháp nêu gương nên trong quá trình vận dụng còn gặp nhiều hạn chế. Có sự khác biệt về năng lực nêu gương giữa những nhóm cha mẹ ở độ tuổi và ngành nghề khác nhau. Từ khóa: Năng lực, năng lực nêu gương của cha mẹ, thiếu niên, cha mẹ, giáo dục. 1. Mở đầu Thiếu niên là thế hệ là chủ nhân tương lai của đất nước. Trong những năm qua, dưới sự phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội trong thời kì đổi mới đời sống nhân dân dần dần được cải thiện; vì vậy, thiếu niên ngày càng được quan tâm giáo dục có chất lượng hơn. Giáo dục gia đình là sự khởi đầu sớm nhất, dù muốn hay không, dù cố tình hay vô ý thì những hành động của cha mẹ, những người thân đều tác động đến các giác quan của các em và các em tập nhiễm hoặc học tập những mẫu hành vi của người lớn, nhanh chóng biến thành hành vi của chính các em. Các số liệu xã hội học và tâm lí học thu thập được của các đề tài khác nhau cho thấy, các em phải chứng kiến cảnh bạo hành trong gia đình từ khi còn nhỏ thì khi lớn lên người ấy dễ mang tính bạo lực và sẽ dẫn đến có những hành vi lệch chuẩn. Sự ảnh hưởng này dẫn đến tư tưởng giải quyết mâu thuẫn bằng hành vi bạo lực, đặc biệt ở nhóm đối tượng là thanh niên, đã từng chứng kiến hành vi phạm tội và hành vi bạo lực trong gia đình. Và theo số liệu của Thượng tá - Tiến sĩ Nguyễn Minh Đức, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội phạm - Học viện Cảnh sát nhân dân