Áp dụng mô hình định giá tài sản để xác định lợi suất kỳ vọng của cổ phiếu: Trường hợp các doanh nghiệp sản xuất thép niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Bài viết áp dụng các mô hình định giá tài sản phổ biến (CAPM, APT, Fama -French) vào xác định lợi suất kỳ vọng cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành thép niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tác giả cũng so sánh những sự khác biệt trong kết quả tìm ra bởi 3 mô hình, và giải thích lý do cho những sự khác biệt này. Cuối cùng tác giả đưa ra một số gợi ý cho mô hình phù hợp nhất để áp dụng vào định giá doanh nghiệp sản xuất thép ở Việt Nam. | KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP ÁP DỤNG MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN ĐỂ XÁC ĐỊNH LỢI SUẤT KỲ VỌNG CỦA CỔ PHIẾU: TRƯỜNG HỢP CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THÉP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Lê Phương Lan* Tóm tắt Một trong những bước quan trọng khi tiến hành định giá cổ phiếu của doanh nghiệp là xác định lợi suất chiết khấu cho phù hợp. Bài viết áp dụng các mô hình định giá tài sản phổ biến (CAPM, APT, Fama-French) vào xác định lợi suất kỳ vọng cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành thép niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tác giả cũng so sánh những sự khác biệt trong kết quả tìm ra bởi 3 mô hình, và giải thích lý do cho những sự khác biệt này. Cuối cùng tác giả đưa ra một số gợi ý cho mô hình phù hợp nhất để áp dụng vào định giá doanh nghiệp sản xuất thép ở Việt Nam. Từ khóa: Lợi suất kỳ vọng, CAPM, APT, Fama - Frech. Mã số: . Ngày nhận bài: 08/05/2014. Ngày hoàn thành biên tập: 16/03/2015. Ngày duyệt đăng: 21/03/2015. 1. Xác định lợi suất kỳ vọng của cổ phiếu bằng các mô hình định giá tài sản . Mô hình CAPM (Capital Asset Pricing Model) Mô hình CAPM là mô hình trình bày lý thuyết giản đơn về mối quan hệ giữa lợi suất và rủi ro, được giới thiệu độc lập bởi Jack Treynor (1961-1962), William Sharpe (1964), John Lintner (1965) và Jan Mossin (1966); và dựa trên công trình nghiên cứu trước đó của Harry Markowitz (1952) về lý thuyết quản trị danh mục đầu tư hiện đại. Theo đó, một tài sản/danh mục mà có rủi ro càng cao thì lợi suất kỳ vọng của tài sản/danh mục đó cũng tăng lên. Mối quan hệ giữa lợi suất kỳ vọng và rủi ro trong mô hình CAPM được biểu diễn như sau: E ( R i= ) R f + βi ,m .(E ( R m ) − R f ) * Rf: Lợi suất phi rủi ro. βi,m: Độ nhạy cảm của tài sản, đo lường độ rủi ro của tài sản thứ i so với danh mục thị trường. Cov(R i , R m ) βi,m = Var(R m ) Trong đó: E(Rm): Lợi suất kỳ vọng của thị trường. E(Ri): Lợi suất kỳ vọng của tài sản. (E(Rm) – Rf): Phần bù rủi ro thị trường. ThS, Trường Đại học Ngoại thương, email: .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU XEM NHIỀU
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
5    81    2    29-03-2024
130    46    1    29-03-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.