Hệ thống giám sát tài chính quốc gia hoạt động với nhiều chức năng như điều phối hoạt động giám sát chuyên ngành, phân tích, dự báo, cảnh báo mức độ an toàn hệ thống tài nguy cơ rủi ro đối với thị trường tài chính quốc gia. trong đó có chức năng kiến nghị với các cơ quan thanh toán - giám sát chuyên ngành và cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân không chấp hành hoặc không thực hiện đầy đủ các điều kiện trong hoạt động kinh doanh. Bài viết này xin đưa ra một số nguyên nhân đến từ chính những người được hưởng lợi từ hệ thống này. | KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP VÌ SAO HỆ THỐNG GIÁM SÁT TÀI CHÍNH QUỐC GIA CẦN QUAN TÂM ĐẾN NÂNG CAO HIỂU BIẾT VÀ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TÀI CHÍNH Đặng Chí Thọ* Tóm tắt Hệ thống giám sát tài chính quốc gia hoạt động với nhiều chức năng như điều phối hoạt động giám sát chuyên ngành, phân tích, dự báo, cảnh báo mức độ an toàn hệ thống tài chính và nguy cơ rủi ro đối với thị trường tài chính quốc gia. trong đó có chức năng kiến nghj với các cơ quan thanh toán - giám sát chuyên ngành và cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân không chấp hnàh hoặc không thực hiện đầy đủ các điều kiện trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, cho đến nay, chức năng này vẫn chưa được hoạt động một cách có hiệu quả. Bài viết này xin đưa ra một số nguyên nhân đến từ chính những người được hưởng lợi từ hệ thống này. Từ khóa: tài chính quốc gia, luật bảo vệ người tiêu Mã số: ; Ngày nhận bài: 12/11/2014; Ngày biên tập: 06/01/2015; Ngày duyệt đăng: 15/01/2015 Đặt vấn đề Trước đây, các nhà nghiên cứu – chuyên gia và các Chính phủ chủ yếu đổ lỗi cho cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009 là vì các nguyên nhân liên quan đến các yếu tố mang tính hệ thống như thanh khoản, khả năng thanh toán và đòn bẩy tài chính quá mức. Tuy nhiên nhiều phân tích gần đây cho rằng phần lớn nguồn gốc khủng hoảng là do: (i) Vấn đề bảo vệ người tiêu dùng và sự thiếu hụt nhận thức về tài chính khiến các hộ gia đình đưa ra các quyết định về tài chính không phù hợp hoặc (ii) Thông tin sai lạc và quản lý, giám sát thị trường lỏng lẻo Như vậy, vấn đề nâng cao hiểu biết và bảo vệ người tiêu dùng tài chính lại được nhắc đến như một vấn đề hết sức cần thiết và đúng với tầm quan trọng của nó với hệ thống tài chính của mỗi quốc gia. * Xuất phát từ vấn đề “nâng cao hiểu biết và bảo vệ người tiêu dùng tài chính” rất quan trọng và được chú ý tại nhiều nước trên thế giới nhưng lại chưa được quan tâm đúng mức tại Việt Nam, tác giả bài viết này với mục tiêu: (i) Mong muốn người tiêu dùng tài chính Việt Nam có .