Bài viết nhằm phác thảo nền tảng lý thuyết của việc tái cấu trúc TTCK gắn với tăng trưởng kinh tế dựa trên thực tế hoạt động TTCK VN trong thời gian qua và việc kết luận thông qua bảng khảo sát ý kiến chuyên gia về cách thức để thực hiện. Mục tiêu của việc tái cấu trúc là tạo ra một hệ thống thị trường, trong đó các loại chứng khoán đều có nơi giao dịch và việc giao dịch được diễn ra công khai, minh bạch, với sự giám sát có hiệu quả của Nhà nước. | Hướng Tới Hồi Phục TTCKVN Định hướng tái cấu trúc thị trường chứng khoán gắn với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam ThS. Nguyễn Thị Phương Nhung Trường Đại học Hoa Sen B ài báo nhằm phác thảo nền tảng lý thuyết của việc tái cấu trúc TTCK gắn với tăng trưởng kinh tế dựa trên thực tế hoạt động TTCK VN trong thời gian qua và việc kết luận thông qua bảng khảo sát ý kiến chuyên gia về cách thức để thực hiện. Mục tiêu của việc tái cấu trúc là tạo ra một hệ thống thị trường, trong đó các loại chứng khoán đều có nơi giao dịch và việc giao dịch được diễn ra công khai, minh bạch, với sự giám sát có hiệu quả của Nhà nước. Bài báo còn đưa ra một số gợi ý về chính sách cho việc tái cấu trúc diễn ra thuận lợi bởi yếu tố sản xuất vốn bên cạnh các yếu tố công nghệ, lao động luôn là một trong các đầu vào quan trọng nhất của sản xuất và phát triển kinh tế. Từ khoá: tái cấu trúc, thị trường chứng khoán VN, tăng trưởng kinh tế. 1. Đặt vấn đề Nguồn vốn có vai trò rất quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh kinh tế cần kết hợp vốn, lao động và tiến bộ công nghệ để tạo ra sản lượng. Hàm tổng sản xuất có dạng: Y(t) = F[K(t), A(t)L(t)] [7] Vốn bao gồm vốn đầu tư và vốn sản tác động của vốn đầu tư và vốn sản xuất đến phát triển kinh tế không phải là quá trình riêng lẻ mà nó là sự kết hợp, đan xen lẫn nhau, tác động liên tục vào nền kinh nay, vốn đầu tư và vốn sản xuất được coi là yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất. Vốn sản xuất vừa là yếu tố đầu vào vừa là sản phẩm đầu ra của quá trình sản xuất. Vốn đầu tư không chỉ là cơ sở để tạo ra vốn sản xuất, tăng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp và của nền kinh tế, mà còn là điều kiện để nâng cao trình độ khoa học- công nghệ, góp phần đáng kể vào việc đầu tư theo chiều sâu, hiện đại hoá quá trình sản xuất. Việc tăng vốn đầu tư cũng góp phần vào việc giải quyết công ăn, việc làm cho người lao động khi mở ra các công trình xây dựng và mở rộng quy mô sản xuất. Vì thế, cơ cấu sử dụng vốn đầu tư là điều kiện