Bằng những nỗ lực vượt bậc, VN đã và đang từng bước hội nhập ngày càng sâu rộng, là thành viên quan trọng có trách nhiệm, của nhiều diễn đàn, tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu. Thông qua đó, chúng ta đã tận dụng tốt ngoại lực, phát huy lợi thế, trong từng bước phát triển của mình. | Thể Chế Kinh Tế-Xã Hội & Phát Triển 30 năm hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam: Thành tựu, thách thức và những bài học Nguyễn Thế Bính Trường Đại học Ngân hàng B ằng những nỗ lực vượt bậc, VN đã và đang từng bước hội nhập ngày càng sâu rộng, là thành viên quan trọng có trách nhiệm, của nhiều diễn đàn, tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu. Thông qua đó, chúng ta đã tận dụng tốt ngoại lực, phát huy lợi thế, trong từng bước phát triển của mình. Tuy nhiên, trong chặng đường đã qua, VN cũng gặp không ít những trở ngại, thách thức, trong đó có những vấn đề xuất phát từ bối cảnh khách quan nhưng những cũng không ít những yếu tố mang tính chủ quan. Xu thế hội nhập, toàn cầu hoá kinh tế trong bối cảnh ngày nay là không thể đảo ngược, để hội nhập thành công, hội nhập “trong hạnh phúc” đòi hỏi chúng ta phải không ngừng nhận diện những thuận lợi, khó khăn trong những bước hội nhập của mình, qua đó tiếp tục có những đổi mới trong tư duy, trong hành động, không ngừng nâng cao nội lực, nhằm xác lập thế và lực mới của VN trên trường quốc tế. tế. Từ khoá: Việt Nam, hội nhập kinh tế, toàn cầu hoá kinh tế, kinh tế quốc 1. Đặt vấn đề Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của VN trong gần nửa thế kỷ qua sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất đã và đang gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng. Từ một quốc gia phải trải qua 30 năm chiến tranh với bao tổn thất về mọi mặt, VN đã và đang khẳng định thế và lực của mình trong cộng đồng quốc tế, là một quốc gia yêu chuộng hoà bình, tích cực, có trách nhiệm trong hợp tác phát triển. Những thành công của chúng ta trong chặng đường vừa qua, đã và đang được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Xu hướng hội nhập trong kinh 10 tế là một tất yếu khách quan; tuy nhiên, trong bối cảnh một thế giới ngày nay với những yêu cầu trong thế và lực mới, đỏi hỏi các quốc gia trong đó có VN, cần tích cực và chủ động hơn nữa trong những hành động của mình. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là đã đến lúc, chúng ta cần tổng kết, đánh giá những .