Hội nhập kinh tế ASEAN (AEC): Cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam

Năm 2015, khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community, viết tắt là AEC) chính thức thành lập, thị trường lao động VN sẽ rộng mở hơn, nhu cầu nguồn nhân lực sẽ rất lớn đặc biệt đối với lao động có tay nghề không chỉ ở trong nước mà nhu cầu của tất cả các nước Asean. Sự “tự do” này vừa là cơ hội cho thị trường lao động VN, đồng thời cũng là thách thức không nhỏ khi một lượng lớn lao động từ các nước AEC vào VN sẽ tạo nên cuộc cạnh tranh với lao động trong nước. | Hợp Tác Kinh Tế Quốc Tế Hội nhập kinh tế ASEAN (AEC): Cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam Nguyễn Đình Luận Trường Đại học Kinh tế Tài chính N ăm 2015, khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community, viết tắt là AEC) chính thức thành lập, thị trường lao động VN sẽ rộng mở hơn, nhu cầu nguồn nhân lực sẽ rất lớn đặc biệt đối với lao động có tay nghề không chỉ ở trong nước mà nhu cầu của tất cả các nước Asean. Sự “tự do” này vừa là cơ hội cho thị trường lao động VN, đồng thời cũng là thách thức không nhỏ khi một lượng lớn lao động từ các nước AEC vào VN sẽ tạo nên cuộc cạnh tranh với lao động trong nước. Từ khóa: Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), cơ hội, thách thức 1. Sơ lược về cộng đồng kinh tế ASEAN và tiềm năng phát triển Từ năm 2003, các nhà lãnh đạo ASEAN đã hoạch định tầm nhìn ASEAN 2020 bao gồm ba trụ cột chính là, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Cộng đồng An ninh - Chính trị ASEAN (APSC) và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC). Năm 2007, một lần nữa các nhà lãnh đạo nhấn mạnh lại cam kết này, đồng thời quyết định đẩy nhanh quá trình thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015. Đặc biệt, các nhà lãnh đạo ASEAN đã đồng ý rút ngắn tiến trình hội nhập kinh tế khu vực bằng việc thông qua Kế hoạch hành động AEC và thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015. Theo định hướng, AEC sẽ là một khu vực kinh tế ổn định, thịnh vượng, có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hàng hóa, dịch vụ và đầu tư được lưu chuyển thông thoáng, kinh tế phát triển đồng đều, nghèo đói và phân hóa kinh tế - xã hội giảm bớt. AEC là xu hướng liên kết khu vực hiện nay của các nhóm nước ở nhiều khu vực trên thế giới, như Cộng đồng châu Âu (European Community-EC), Cộng đồng các quốc gia độc lập (Commonwealth of Independent States – CIS) AEC được thành lập nhằm tạo dựng một thị trường thống nhất cho các quốc gia thành viên ASEAN, thúc đẩy dòng chu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, lao động có tay nghề trong ASEAN. Mục tiêu của AEC là thúc đẩy phát triển

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.