Bài viết này có mục đích là làm rõ nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình (BTNTB) dưới góc độ “nguồn gốc” của MHTT. Từ đó luận giải sự lựa chọn MHTTKT phù hợp với bối cảnh để tránh BTNTB. | Nghiên Cứu & Trao Đổi Nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình: Nhìn dưới góc độ mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam Chu Văn Cấp & Nguyễn Đức Hải Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nhận bài: 27/07/2015 - Duyệt đăng: 20/08/2015 M ô hình tăng trưởng kinh tế (MHTTKT) ở VN trong gần 30 năm qua đã tạo ra được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, cao trong thời gian nhất định; do đó, quy mô của nền kinh tế đã được mở rộng đáng kể. Thu nhập bình quân đầu người tăng khá góp phần đưa nước ta thoát khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển và bước vào hàng ngũ các nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình thấp. Tuy nhiên, MHTTKT của VN cho đến nay chưa được định hình một cách hoàn chỉnh về mặt lý luận và việc kéo dài MHTT này trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, mạnh mẽ như hiện nay sẽ gây ra những hệ quả tiêu cực cả trong ngắn hạn và dài hạn và nguy cơ VN rơi vào bẫy thu nhập trung bình là hiện hữu. Bài viết này có mục đích là làm rõ nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình (BTNTB) dưới góc độ “nguồn gốc” của MHTT. Từ đó luận giải sự lựa chọn MHTTKT phù hợp với bối cảnh để tránh BTNTB. Từ khoá: Mô hình tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân, bẫy thu nhập trung bình, hội nhập quốc tế. 1. Vài nét về mô hình tăng trưởng kinh tế và bẫy thu nhập trung mới bình . Mô hình tăng trưởng kinh tế MHTTKT là cách diễn đạt cơ bản nhất về tăng trưởng kinh tế (TTKT) và các nhân tố tác động đến TTKT. Lý thuyết và MHTTKT đã trải qua những bước phát triển lớn lao: quan điểm về nguồn gốc của TTKT thay đổi theo thời gian với xu hướng ngày càng rõ ràng hơn, đầy đủ hơn những nhân tố chi phối sự tăng trưởng. Thật vậy, việc tìm hiểu yếu tố nào tạo nên sự tăng trưởng đã trở thành một trong những câu hỏi 12 trung tâm của kinh tế học. Xét một cách tổng thể, tăng trưởng kinh tế (TTKT) chịu sự tác động của nhiều nhân tố bao gồm các nhân tố kinh tế và phi kinh tế. Các nhân tố kinh tế bao gồm: Vốn vật chất, lao động, vốn con người, tiến bộ kỹ thuật. Đây là 4 nhân tố cơ bản .