Bài nghiên cứu này thực hiện Stress Test để xem xét tác động vĩ mô lên rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại VN dựa trên phân tích viễn cảnh. Kết quả cho thấy tồn tại mối tương quan âm giữa tỷ lệ nợ xấu (NPL) và tăng trưởng GDP với độ trễ là hai Quý. Bài nghiên cứu này còn sử dụng Credit VaR để tính toán khả năng vỡ nợ của khu vực ngân hàng thương mại và nhận thấy rằng các ngân hàng thương mại không thể hấp thụ được các khoản tổn thất tín dụng dưới các kịch bản vĩ mô bất lợi. | Hoạt Động NH Hướng Tới Hồi Phục & Hoàn Thiện Kiểm định rủi ro tín dụng cho các ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam Nguyễn Hoàng Thụy Bích Trâm B Trường Đại học Kinh tế ài nghiên cứu này thực hiện Stress Test để xem xét tác động vĩ mô lên rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại VN dựa trên phân tích viễn cảnh. Kết quả cho thấy tồn tại mối tương quan âm giữa tỷ lệ nợ xấu (NPL) và tăng trưởng GDP với độ trễ là hai Quý. Bài nghiên cứu này còn sử dụng Credit VaR để tính toán khả năng vỡ nợ của khu vực ngân hàng thương mại và nhận thấy rằng các ngân hàng thương mại không thể hấp thụ được các khoản tổn thất tín dụng dưới các kịch bản vĩ mô bất lợi. Điều này có thể đe dọa đến sự ổn định của hệ thống tài chính. Những ước lượng này cũng rất hữu ích cho Ngân hàng Nhà nước trong việc xác định mức độ rủi ro tín dụng và tính toán tỷ số an toàn vốn tối thiếu cần thiết khi trường hợp xấu có thể xảy ra. Từ khóa: Ngân hàng thương mại, rủi ro tín dụng, Stress Test. 1. Giới thiệu Tầm quan trọng của Stress Test đã được nhấn mạnh trong cuộc khủng hoảng gần đây và các vụ sụp đổ ngân hàng ở nhiều quốc gia. Hiểu biết sâu sắc về khả năng phục hồi của hệ thống ngân hàng trước các kịch bản kinh tế vĩ mô bất lợi giúp đánh giá đúng rủi ro hệ thống và các nhà điều hành có thể đưa ra chính sách quản lý kịp thời bảo đảm an toàn cho hệ thống tài chính quốc gia. Bài nghiên cứu này thực hiện Stress Test để xem xét tác động vĩ mô lên rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại VN dựa trên phân tích kịch bản. Khuôn khổ thực hiện bao gồm ba phần độc lập nhưng bổ sung cho nhau được kết hợp theo thứ tự. Phần đầu tiên sử dụng mô hình kinh tế lượng chuỗi thời gian để ước lượng mối quan hệ giữa các biến kinh tế vĩ mô lựa chọn và sử dụng kết quả này để mô phỏng các kịch bản vĩ mô bất lợi trong hai năm tới. Phần thứ hai sử dụng mô hình kinh tế lượng theo dữ liệu bảng của tám ngân hàng thương mại được niêm yết trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2013 để ước tính mối quan hệ .