Nghiên cứu phân tích tác động của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế tại một số nước Đông Nam Á bên cạnh các yếu tố về lạm phát, đầu tư nước ngoài và tín dụng nội địa khu vực tư. Để đánh giá hệ số hồi quy của các biến trong mô hình, tác giả sử dụng mô hình hiệu ứng cố định cho dữ liệu bảng trong khoảng thời gian từ 2001-2013. | Nghiên Cứu & Trao Đổi Tác động của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng ở các nước Đông Nam Á Đặng Văn Cường Trường Đại học Kinh tế Phạm Lê Trúc Quỳnh N Phòng Tài chính quận Bình Tân ghiên cứu phân tích tác động của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế tại một số nước Đông Nam Á bên cạnh các yếu tố về lạm phát, đầu tư nước ngoài và tín dụng nội địa khu vực tư. Để đánh giá hệ số hồi quy của các biến trong mô hình, tác giả sử dụng mô hình hiệu ứng cố định cho dữ liệu bảng trong khoảng thời gian từ 2001-2013. Bên cạnh đó, để đảm bảo tính vững cho các ước lượng, phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát (GLS) cũng được sử dụng trong các kết quả ước lượng. Kết quả thực nghiệm cho thấy thâm hụt ngân sách, tín dụng khu vực tư tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, đầu tư nước ngoài tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, còn lạm phát thì không có ý nghĩa thống kê. Từ khóa: Thâm hụt ngân sách, tăng trưởng kinh tế, FEM, REM, GLS. 1. Giới thiệu Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước và là công cụ vật chất quan trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội. Ngân sách có thể thâm hụt hoặc thặng dư. Thâm hụt ngân sách nhà nước đã trở thành hiện tượng phổ biến ở hầu hết các nước bao gồm các quốc gia đang phát triển và quốc gia phát triển. Tác động của thâm hụt ngân sách lên các biến kinh tế vĩ mô luôn là một chủ đề gây tranh luận trong nhiều thập kỷ qua và chiếm một vị trí nổi bật trong các nghiên cứu của các học giả trên thế giới. Có nhiều quan điểm khác nhau giữa các nhà kinh tế về mối quan hệ này. Một số ủng hộ thâm hụt ngân sách và nghĩ rằng nó có lợi cho tăng trưởng kinh tế, trong khi đó một số khác nghĩ rằng thặng dư ngân sách là một điều may mắn cho nền kinh tế. Trên lý thuyết người ta đề cập rằng thâm hụt ngân sách có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến nền kinh tế tùy theo tỷ lệ thâm hụt và xét trong ngắn hạn hay dài hạn. Nghiên cứu của Ahmad (2013 về vai trò của thâm hụt ngân sách .