Hành vi của nhà quản lý và hoạt động đầu tư tại các doanh nghiệp Việt Nam

Bài viết xem xét ảnh hưởng của hành vi quá tự tin trong quản lý lên độ nhạy cảm đầu tư theo dòng tiền trong các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán VN giai đoạn 2008-2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Hành vi quá tự tin trong quản lý làm tăng sự phụ thuộc đầu tư vào dòng tiền mặt nội bộ, hiệu ứng tương tác đã làm giảm độ nhạy cảm đầu tư theo dòng tiền như một bằng chứng cho thấy lợi ích khi điều kiện tài chính được cải thiện hay khi thị trường tài chính phát triển làm tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn bên ngoài của các doanh nghiệp (DN). | Nghiên Cứu & Trao Đổi Hành vi của nhà quản lý và hoạt động đầu tư tại các doanh nghiệp Việt Nam Nguyễn Ngọc Định B ài viết xem xét ảnh hưởng của hành vi quá tự tin trong quản lý lên độ nhạy cảm đầu tư theo dòng tiền trong các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán VN giai đoạn 2008-2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) Hành vi quá tự tin trong quản lý làm tăng sự phụ thuộc đầu tư vào dòng tiền mặt nội bộ; (2) Hiệu ứng tương tác đã làm giảm độ nhạy cảm đầu tư theo dòng tiền như một bằng chứng cho thấy lợi ích khi điều kiện tài chính được cải thiện hay khi thị trường tài chính phát triển làm tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn bên ngoài của các doanh nghiệp (DN). Có một sự khác biệt theo quy mô công ty là rất rõ rệt. Các công ty lớn không cho thấy bằng chứng nào về các hiệu ứng quá tự tin/điều kiện tài chính/ phát triển tài chính, trong khi các hiệu ứng đó ở các công ty nhỏ là mạnh. Từ khóa: quá tự tin, đầu tư doanh nghiệp, điều kiện tài chính, phát triển tài chính, SGMM 1. Giới thiệu Vấn đề tranh luận quan trọng vẫn tồn tại trong lý thuyết tài chính về đầu tư hiện hành là liệu các ràng buộc tài chính có ảnh hưởng lên quyết định đầu tư thực hay không (Almeida & Campello, 2007). Modigliani & Miller (1958) cho rằng quyết định tài trợ độc lập với quyết định đầu tư trong điều kiện thị trường vốn hoàn hảo. Trong thực tế, thị trường vốn không hoàn hảo. Fazzari cùng cộng sự (1988) đưa ra giả thiết chuẩn mực cho mối tương tác giữa tài trợ và đầu tư, rằng sự phụ thuộc của đầu tư vào (hay độ nhạy cảm của đầu tư theo) dòng tiền nội bộ sẽ tăng cùng với sự khác biệt giữa chi phí tài trợ nội bộ và chi phí tài trợ bên ngoài. Bằng chứng thực tiễn qua vài thập niên gần đây chỉ ra rằng, bên cạnh phụ thuộc vào khả năng sinh lợi (Tobin’s Q), đầu tư còn phụ thuộc vào dòng tiền mặt của công ty (xem Hubbard (1998) và Stein (2003)). Giả thiết đầu tư nhạy cảm với dòng tiền có thể được lý giải dựa trên lý thuyết đại diện và lý thuyết bất cân xứng thông tin. Lý .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
13    98    1    30-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.