Các nhà kinh tế đã đưa ra nhiều mô hình để giải thích nguyên nhân bùng phát và sự tồn tại của bong bóng tài sản. Giải thích nguyên nhân bùng phát bong bóng không phải dễ dàng vì giả định căn bản của kinh tế là con người rất “duy lý”, tức là họ sẽ suy xét cẩn thận mọi thông tin trước khi bỏ tiền ra mua hàng hóa hay đầu tư. | Nghiên Cứu & Trao Đổi Bong bóng tài sản và một số vấn đề liên quan Ths. Trần Mạnh Kiên Trường Đại học Ngân hàng C ác nhà kinh tế đã đưa ra nhiều mô hình để giải thích nguyên nhân bùng phát và sự tồn tại của bong bóng tài sản. Giải thích nguyên nhân bùng phát bong bóng không phải dễ dàng vì giả định căn bản của kinh tế là con người rất “duy lý”, tức là họ sẽ suy xét cẩn thận mọi thông tin trước khi bỏ tiền ra mua hàng hóa hay đầu tư. Do đó, nếu họ thấy giá một tài sản quá cao so với giá trị thực của nó (có dấu hiệu bong bóng) thì họ sẽ không bỏ tiền đầu tư vào tài sản đó nữa và bong bóng sẽ chấm dứt. Tuy nhiên, hiện tượng bong bóng vẫn xảy ra thường xuyên trong lịch sử cho thấy giả định đơn giản trên không phải lúc nào cũng đúng. Từ khóa: Bóng bóng tài sản, giá trị chiết khấu, dòng tiền, khủng hoảng tài chính. 1. Định nghĩa bong bóng tài sản Tài sản được định nghĩa “là một nguồn lực có giá trị kinh tế mà cá nhân, công ty hoặc quốc gia sở hữu hoặc kiểm soát với kỳ vọng rằng nó sẽ đem lại lợi ích trong tương lai”[1]. Tài sản có thể thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: cổ phiếu, trái phiếu, tiền, tín dụng, BĐS, vốn sản xuất, vốn nhân lực (Human Resources), hàng hóa, nguyên liệu thô Theo Sheng (2009), thuật ngữ “bong bóng giá tài sản” (Asset Price Bubbles) dùng để mô tả hiện tượng giá tài sản bùng phát (Boom), tiếp sau đó là sự sụp đổ (Burst) và bất ổn hoặc khủng hoảng tài chính đã xảy ra và lập đi lập lại ở nhiều quốc gia mà khủng hoảng nợ dưới chuẩn năm 2007-08 là một ví dụ điển hình. Một trong những định nghĩa “bong bóng” thông dụng nhất là của Brunnermeier (2007): “Bong bóng xảy ra nếu giá cả vượt quá giá trị nền tảng của tài sản” (Bubbles arise if the price exceeds the asset’s fundamental value). Một cách đơn giản theo định nghĩa trên thì có thể coi giá một loại tài sản là bong bóng giá giao dịch của nó vượt quá giá trị chiết khấu hiện tại của dòng tiền trong tương lai theo công thức Scherbina (2013): ∞ CFt Pt > Et ∑ t −t t =t +1 (1 + r