Xác định ngành công nghiệp động lực của TP. Hồ Chí Minh khi Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP

Từ việc tính toán Hệ số lan toả ngành qua truy xuất Bảng I/O, nghiên cứu chỉ ra ngành công nghiệp điện tử - tin học, điện tử gia dụng có khả năng trở thành ngành công nghiệp động lực và do đó thành phố nên ưu tiên, chú trọng đầu tư phát triển. | Phát Triển Kinh Tế Địa Phương Xác định ngành công nghiệp động lực của TP. Hồ Chí Minh khi Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP Huỳnh Thế Nguyễn Trường Cao đẳng Tài chính – Hải quan V iệc VN đàm phán gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương đã mở ra cho ngành công nghiệp nhiều triển vọng phát triển vượt bậc. Tuy nhiên điều này cũng đòi hỏi ngành công nghiệp của thành phố phải nhanh chóng chuyển từ lợi thế so sánh tĩnh sang lợi thế so sánh động và xác định ngành công nghiệp động lực tạo tiền đề và điều kiện thúc đẩy các ngành công nghiệp khác phát triển. Từ việc tính toán Hệ số lan toả ngành qua truy xuất Bảng I/O, nghiên cứu chỉ ra ngành công nghiệp điện tử - tin học, điện tử gia dụng có khả năng trở thành ngành công nghiệp động lực và do đó thành phố nên ưu tiên, chú trọng đầu tư phát triển. Từ khoá: Công nghiệp động lực, Bảng I/O, Hệ số liên kết. 1. Đặt vấn đề Với việc trở thành viên chính thức của WTO năm 2007, VN đã tiến một bước rất dài trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. So với các Hiệp định thương mại tự do song phương có xu hướng chú trọng hội nhập chiều sâu thì các Hiệp định thương mại đa phương như WTO thường mang đặc điểm chiều rộng, với các qui định nhằm đáp ứng yêu cầu phổ quát cho nhiều đối tác (trên 150 nước) có trình độ phát triển từ thấp đến cao, do đó khi tham gia WTO có thể không làm thay đổi căn bản con đường phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, ít nhất trong những năm tới. Tuy nhiên, từ ngày 13/11/2010 VN tiến hành 64 đàm phán gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nơi các quốc gia thành viên có trình độ phát triển kinh tế hơn hẳn, chắc chắn sẽ có nhiều tác động đáng kể đến hoạt động kinh tế trong nước không chỉ ở hiện tại mà còn ở cả tiềm năng tương lai. Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương không thuần tuý là một hiệp định thương mại tự do thông thường bởi sự cam kết mở cửa sâu hơn các hiệp định thương mại khác. Trong 26 chương đàm phán ban đầu của Hiệp định chỉ có 05

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.