Nâng cao sức cạnh tranh và giá trị xuất khẩu gạo của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

Bài viết trước hết là nhận định về sức cạnh tranh, giá trị xuất khẩu gạo và sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh và giá trị xuất khẩu gạo ở các tỉnh ĐBSCL. Sau đó là một vài giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao sức cạnh tranh và xuất khẩu gạo của các tỉnh ĐBSCL trong thời gian sắp tới. | Phát Triển Kinh Tế Địa Phương Nâng cao sức cạnh tranh và giá trị xuất khẩu gạo của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ThS. Võ Khắc Huy G ạo của VN từ lâu đã là một sản phẩm mang tầm vóc quốc tế. Theo Tổng cục Thống kê, trong năm 2012, VN đã sản xuất được 43,7 triệu tấn gạo và đã xuất khẩu đạt kỷ lục 8,047 triệu tấn gạo, đóng góp vào tổng giá trị xuất khẩu 3,689 triệu USD. Trong bối cảnh quốc tế ngày càng phức tạp, bên cạnh phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, an ninh lương thực đã trở thành một vấn đề được cộng đồng quốc tế rất quan tâm. Bài viết trước hết là nhận định về sức cạnh tranh, giá trị xuất khẩu gạo và sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh và giá trị xuất khẩu gạo ở các tỉnh ĐBSCL. Sau đó là một vài giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao sức cạnh tranh và xuất khẩu gạo của các tỉnh ĐBSCL trong thời gian sắp tới. Từ khóa: Đồng bằng sông Cửu Long, xuất khẩu gạo, an ninh lương thực, sức cạnh tranh. 1. Đặt vấn đề VN nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai vùng đồng bằng châu thổ lớn chính, đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). ĐBSCL được biết đến như là một kho lúa gạo của cả nước và quốc tế. Với diện tích gần km2, được phù sa bồi đắp liên tục, ĐBSCL luôn chiếm hơn 50% sản lượng gạo và 90% sản lượng xuất khẩu gạo cả nước. Vì vậy, nếu nâng cao được sức cạnh tranh để có lợi thế trong việc xuất khẩu gạo sẽ giúp cải thiện đáng kể đời sống của nông dân nước ta. Một nghịch lý đã tồn tại rất lâu là sản lượng xuất khẩu gạo hàng năm của VN liên tục được chúng ta lập kỉ lục mới. Nhưng giá trị xuất khẩu đem về lại không cao. Nguyên nhân của nghịch lý này một phần là vì gạo được Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) xếp vào sản phẩm mang tính hái lượm săn bắt (là những sản phẩm thu hoạch từ tự nhiên mà không cần phải tốn nhiều hao phí lao động chất xám) nên không có giá trị gia tăng cao. Kết quả là mặc dù xuất khẩu với sản lượng khổng lồ, giá trị thu về vẫn rất thấp. Nguyên nhân thứ hai là khả năng cạnh tranh của gạo VN chưa

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
12    74    2    10-05-2024
152    80    2    10-05-2024
99    410    2    10-05-2024
18    89    2    10-05-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.