Đào tạo nhân lực ở Đồng bằng sông Cửu Long: Thực trạng và giải pháp

Đào tạo nhân lực ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong những năm gần đây đang gặp nhiều khó khăn và thách thức. Bài viết này trình bày khái quát thực trạng đào tạo nhân lực ở ĐBSCL và nêu ra một số nhận định về những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhân lực trong vùng được đào tạo chưa nhiều và chất lượng lao động đã qua đào tạo chưa cao. Từ đó đề xuất một số giải pháp giúp cải thiện chất lượng đào tạo nhân lực trong vùng. | Giáo Dục Và Đào Tạo Đào tạo nhân lực ở Đồng bằng sông Cửu Long: Thực trạng và giải pháp TS. DƯƠNG ĐĂNG KHOA Trường Đại học Võ Trường Toản Đ ào tạo nhân lực ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong những năm gần đây đang gặp nhiều khó khăn và thách thức. Bài viết này trình bày khái quát thực trạng đào tạo nhân lực ở ĐBSCL và nêu ra một số nhận định về những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhân lực trong vùng được đào tạo chưa nhiều và chất lượng lao động đã qua đào tạo chưa cao. Từ đó đề xuất một số giải pháp giúp cải thiện chất lượng đào tạo nhân lực trong vùng. Từ khoá: Đào tạo nhân lực, giáo dục đại học, nhân lực Đồng bằng sông Cửu Long 1. Đặt vấn đề Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia hay vùng lãnh thổ. Nguồn nhân lực được đào tạo có chất lượng cao sẽ mang lại những bước đột phá lớn cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong một thời gian rất dài, ĐBSCL được coi là vùng trũng về giáo dục của cả nước, tỷ lệ người lao động đã qua đào tạo luôn thấp nhất cả nước. Mười năm trở lại đây, ĐBSCL đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư phát triển giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học. Tuy nhiên, việc giáo dục đại học ở ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung vẫn đang tồn tại nhiều bất cập. 2. Thực trạng đào tạo nhân lực ở Đồng bằng sông Cửu Long Cùng với sự phát triển chung của cả nước thì trong những năm qua ĐBSCL cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể trong 78 phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, nhìn vào số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục thống kê năm 2013 về lao động và việc làm của các vùng kinh tế thì việc đào tạo nguồn nhân lực ở ĐBSCL đang đi sau cả nước trong quá trình phát triển. Theo số liệu điều tra năm 2013, lực lượng lao động của vùng ĐBSCL là người, chiếm 19,4% lực lượng lao động cả nước (đứng thứ 2 sau Đồng bằng sông Hồng). Trong đó, lực lượng tham gia lao động là 77,2%, thấp nhất trong 6 vùng kinh tế. Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo trung bình của cả nước .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.