Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay: Trường hợp của hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo phụ thuộc vào các yếu tố sau: Lượng vốn vay, kỳ hạn, lãi suất, rủi ro, hướng dẫn sau khi vay, diện tích đất, tỷ trọng vốn sử dụng cho sản xuất và số lao động trong đó có 5 yếu tố có mối tương quan thuận là: Lượng vốn vay, hướng dẫn sau khi vay, diện tích đất, tỷ trọng vốn sử dụng cho sản xuất và số lao động. | Phát Triển Kinh Tế Địa Phương Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay: Trường hợp của hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng . Bùi Văn Trịnh Trường Đại học Cần Thơ ThS. Nguyễn Thị Thùy Phương Trường Cao đẳng Cộng đồng tỉnh Sóc Trăng K ết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo phụ thuộc vào các yếu tố sau: lượng vốn vay, kỳ hạn, lãi suất, rủi ro, hướng dẫn sau khi vay, diện tích đất, tỷ trọng vốn sử dụng cho sản xuất và số lao động trong đó có 5 yếu tố có mối tương quan thuận là: lượng vốn vay, hướng dẫn sau khi vay, diện tích đất, tỷ trọng vốn sử dụng cho sản xuất và số lao động. Ngược lại thì các yếu tố: kỳ hạn, lãi suất và rủi ro có mối tương quan nghịch (-) với hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo. Ngoài ra, nghiên cứu còn được sử dụng kiểm định T-Test và kiểm tra Chi bình phương để đánh giá khả năng thoát nghèo của các hộ vay vốn. Trên cơ sở kết quả phân tích, đề xuất các giải pháp giúp hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng sử dụng vốn vay có hiệu quả hơn để có thể làm tăng thu nhập và sớm thoát nghèo. Từ khóa: Hiệu quả, vốn vay, hộ nghèo, thoát nghèo. 1. Đặt vấn đề nghiên cứu Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với diện tích tự nhiên rộng lớn ( km2) không những đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội mà còn đảm bảo an ninh lương thực cho cả nước và cho cả xuất khẩu. ĐBSCL là vựa lúa của VN đóng góp sản lượng lúa năm 2010 đạt 21,6 triệu tấn, với năng suất 41,6 tạ/ha, tăng 6,1% về năng suất so với 2009. Kinh tế xã hội ĐBSCL thay đổi nhanh chóng với nền kinh tế tự do, đa dạng hoá thị trường nói chung và thị trường nông thôn nói riêng đã tạo thêm cơ hội cho người nghèo trở thành nhà sản xuất và người tiêu thụ; tuy vậy vẫn còn tồn tại những thách thức to lớn. Số lượng người nghèo đã giảm đáng kể nhưng vẫn còn khoảng triệu người nghèo sống tại ĐBSCL. Theo khảo sát và đánh giá của UNDP VN cho thấy 90% người nghèo .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
12    20    1    24-11-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.