Bài viết đề cập đến cơ sở thực tiễn của việc tổ chức dạy học lĩnh vực khoa học tự nhiên ở trường THCS theo tiếp cận tích hợp, trong đó đã chỉ rõ những căn cứ ngoài nước và trong nước đặc biệt tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của giáo viên cũng như đưa ra nguyên nhân của thực trạng. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6A, pp. 3-11 This paper is available online at DOI: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA TỔ CHỨC DẠY HỌC LĨNH VỰC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO TIẾP CẬN TÍCH HỢP Hà Thị Lan Hương1 , Đặng Thị Oanh2 Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Tổ chức dạy học theo tiếp cận tích hợp phải được triển khai thực hiện trên nền tảng của cơ sở lí luận bao gồm cơ sở tâm lí học, cơ sở giáo dục học và cơ sở thực tiễn. Bài báo này xin được đề cập đến cơ sở thực tiễn của việc tổ chức dạy học lĩnh vực khoa học tự nhiên ở trường THCS theo tiếp cận tích hợp, trong đó đã chỉ rõ những căn cứ ngoài nước và trong nước đặc biệt tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của giáo viên cũng như đưa ra nguyên nhân của thực trạng. Qua đó góp một phần nhỏ làm cơ sở cho công cuộc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục phổ thông sau 2015 theo định hướng hình thành và phát triển năng lực ở người học. Từ khóa: Tổ chức dạy học, lĩnh vực khoa học tự nhiên, tiếp cận tích hợp, cơ sở thực tiễn, năng lực dạy học tích hợp, trung học cơ sở. 1. Mở đầu Phát triển chương trình và tổ chức dạy học tích hợp đã được các nước có nền giáo dục phát triển được triển khai thực hiện ở các cấp học và đáp ứng mục tiêu đặt ra là phát triển năng lực của học sinh để họ có thể vận dụng giải quyết những vấn đề trong cuộc sống [1,4,6,7,8]. Trong một vài năm gần đây, định hướng của việc xây dựng chương trình, sách giáo khoa và tổ chức dạy học ở Việt Nam nhất là ở cấp Tiểu học và Trung học cơ sở đã cập nhật với tình hình giáo dục thế giời, đi theo định hướng dạy học tích hợp để phát triển năng lực cho học sinh [2]. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu ở các cấp học nhất là cấp THCS thì việc tích hợp chỉ được đề cập đến trong mục tiêu dạy học của chương trình, còn trong sách giáo khoa có một số chủ đề tích hợp nội môn hoặc một số chủ đề ngoại .