Xây dựng, sử dụng một số đề kiểm tra và công cụ đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học hoá học vô cơ

Bài viết giới thiệu công cụ đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh là một số thiết kế các đề kiểm tra, bảng kiểm, phiếu hỏi và tiến hành thực nghiệm đánh giá năng lực sáng tạo ở 270 học sinh lớp 12 tại 3 trường trung học phổ thông huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, năm học 2015-2016. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6A, pp. 12-24 This paper is available online at DOI: XÂY DỰNG, SỬ DỤNG MỘT SỐ ĐỀ KIỂM TRA VÀ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC HOÁ HỌC VÔ CƠ Nguyễn Cương1 và Trần Thị Ngân2 1 Khoa Hoá học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trung học phổ thông Lý Nhân, Hà Nam 2 Trường Tóm tắt. Năng lực sáng tạo là một trong những năng lực chung, quan trọng đối với người học. Để đánh giá năng lực sáng tạo, giáo viên thường phải sử dụng bộ công cụ đánh giá chuyên biệt. Trong bài báo này, chúng tôi giới thiệu công cụ đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh là một số thiết kế các đề kiểm tra, bảng kiểm, phiếu hỏi và tiến hành thực nghiệm đánh giá năng lực sáng tạo ở 270 học sinh lớp 12 tại 3 trường trung học phổ thông huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, năm học 2015 - 2016. Kết quả đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh bằng các đề kiểm tra cũng phù hợp với kết quả đánh giá bằng các công cụ đánh giá khác như bảng kiểm, phiếu hỏi. Từ khoá: Năng lực sáng tạo, đề kiểm tra, công cụ đánh giá. 1. Mở đầu Đào tạo theo hướng phát triển năng lực của người học đã và đang trở thành một xu thế tất yếu của nền giáo dục trên thế giới và Việt Nam. Theo [1], một trong những định hướng đổi mới giáo dục hiện nay là cần hình thành và phát triển các năng lực chung và các năng lực chuyên biệt cho người học. Năng lực sáng tạo (NLST) là một năng lực cốt lõi, quan trọng đối với người học vì sáng tạo là một trong những hoạt động không thể thiếu giúp cho người học thành công trong học tập và trong cuộc sống. Trong chiến lược phát triển giáo dục ghi rõ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học” [2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã hướng dẫn và yêu cầu “Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
20    70    2    28-04-2024
198    329    1    28-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.