Thực trạng đào tạo giáo viên dạy học tích hợp ở một số trường đại học sư phạm

Dạy học tích hợp là phương thức hiệu quả nhằm phát triển năng lực cho học sinh. Tuy nhiên, để triển khai dạy học tích hợp ở trường trung học phổ thông thành công thì sự chuẩn bị về con người, đặc biệt là đội ngũ giảng viên, sinh viên sư phạm là rất quan trọng. Bởi vậy, việc tìm hiểu thực trạng dạy học tích hợp của các trường sư phạm là hết sức cần thiết. Bài viết giới thiệu kết quả khảo sát thực trạng dạy học tích hợp ở các trường sư phạm. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6A, pp. 36-41 This paper is available online at DOI: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN DẠY HỌC TÍCH HỢP Ở MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Đặng Thị Thuận An1 , Lưu Thị Lương Yến2 và Trần Trung Ninh2 1 Khoa Hoá học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Hoá học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khoa Tóm tắt. Dạy học tích hợp là phương thức hiệu quả nhằm phát triển năng lực cho học sinh. Tuy nhiên, để triển khai dạy học tích hợp ở trường trung học phổ thông thành công thì sự chuẩn bị về con người, đặc biệt là đội ngũ giảng viên, sinh viên sư phạm là rất quan trọng. Bởi vậy, việc tìm hiểu thực trạng dạy học tích hợp của các trường sư phạm là hết sức cần thiết. Bài viết giới thiệu kết quả khảo sát thực trạng dạy học tích hợp ở các trường sư phạm. Từ khóa: Dạy học tích hợp, phát triển năng lực, thực trạng, trường đại học sư phạm. 1. Mở đầu Ở Việt Nam, trong quá trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa từ những năm 90 và sau năm 2000, các kiến thức về địa lí, lịch sử, khoa học tự nhiên đã được tích hợp trong môn Tự nhiên - Xã hội (ở bậc tiểu học). Riêng bậc trung học việc dạy học tích hợp (DHTH) các môn khoa học xã hội, khoa học tự nhiên vẫn chưa được thực hiện. Tâm thế của học sinh (HS), giáo viên (GV), nhà trường và toàn xã hội đối với việc DHTH cũng chưa sẵn sàng. Bởi vậy, thuật ngữ DHTH còn là mới mẻ với khá đông những người trong và ngoài ngành giáo dục. Theo tinh thần NQ 29, NQ 88 của Quốc hội khoá 13 [1,2], dạy học “tích hợp” đi kèm với “phân hoá” nằm trong lộ trình đổi mới chương trình sách giáo khoa bên cạnh việc đồng bộ phương pháp dạy học (PPDH) và kiểm tra, đánh giá. DHTH xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực HS, đòi hỏi người học phải tăng cường rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn [6]. Trong quá trình đổi mới giáo dục, các trường đại học sư phạm cần đi trước. Tuy nhiên, hiện nay, .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
162    74    1    30-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.