Bài viết nghiên cứu cơ sở lí thuyết của DHHT theo nhóm, các thành tố của DHHT. Từ đó xây dựng các thành tố, tiêu chí tương ứng với các biểu hiện của NLHT trong học tập của HS; đề xuất quy trình 6 bước phát triển NLHT cho HS, chú trọng sự tham gia tích cực của HS vào việc đề xuất và thực hiện quy trình học tập hợp tác phát triển NLHT cho người học và vận dụng dạy học các chủ đề phần phi kim – Hóa học 10 nâng cao. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6A, pp. 94-104 This paper is available online at DOI: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC PHẦN PHI KIM – HOÁ HỌC LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Vũ Thị Thu Hoài1 , Nguyễn Thị Kim Ngân2 , 1 Trường 2 Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội Trung học Phổ thông Hàn Thuyên - Bắc Ninh Tóm tắt. Dạy học hợp tác (DHHT) đã được các nhà giáo dục nghiên cứu và áp dụng từ rất lâu trên thế giới. Ở Việt Nam gần đây đã có một số nghiên cứu lí thuyết và DHHT, khẳng định các ưu việt của phương pháp dạy DHHT trong việc phát huy tính tích cực học tập và phát triển năng lực hợp tác (NLHT) cho học sinh (HS). Bài viết nghiên cứu cơ sở lí thuyết của DHHT theo nhóm, các thành tố của DHHT. Từ đó xây dựng các thành tố, tiêu chí tương ứng với các biểu hiện của NLHT trong học tập của HS; đề xuất quy trình 6 bước phát triển NLHT cho HS, chú trọng sự tham gia tích cực của HS vào việc đề xuất và thực hiện quy trình học tập hợp tác phát triển NLHT cho người học và vận dụng dạy học các chủ đề phần phi kim – Hóa học 10 nâng cao. Kết quả thực nghiệm đã khẳng định tính hiệu quả, khả thi của các đề xuất so với các tiêu chí đánh giá NLHT cho HS THPT. Từ khóa: Dạy học hợp tác, năng lực hợp tác. 1. Mở đầu Lí thuyết về học hợp tác (HHT) giữa các nhóm HS đã được nghiên cứu và áp dụng trên thế giới vào thế kỉ XX. Theo Kulik & Kulik (1982) đã ghi nhận:“Ngày nay, hàng ngàn trường ở Mỹ đã đi theo mô hình học nhóm với trình độ tương đồng” [8]. Nghiên cứu về DHHT trong trường học còn có nhiều tác giả khác như Johnson và các cộng sự – nghiên cứu và so sánh học theo nhóm và một số kĩ thuật, phương pháp dạy học liên quan [7]. Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu khác của các tác giả như Jean Piaget với học thuyết “Sự giải quyết mâu thuẫn” [3], Slavin (1990) [11], Walberg (1999 ) [13],. . . Các nghiên cứu này đã chỉ ra những ưu việt của phương pháp học tập hợp .