Bài viết đi sâu phân tích 4 biện pháp phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên. Đó là: “nâng cao nhận thức về phát triển năng lực nghề nghiệp cho GV và vai trò của cộng đồng học tập trong phát triển nghề nghiệp cho GV”; “xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai bồi dưỡng phát triển nâng cao năng lực nghề nghiệp cho GV tại chỗ”; “xây dựng kế hoạch và triển khai đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học” và “xây dựng môi trường làm việc cộng tác, chia sẻ giữa GV”. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: Educational Sciences, 2019, Volume 64, Issue 2A, pp. 28-37 This paper is available online at BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG HỌC TẬP TRONG NHÀ TRƯỜNG Nguyễn Thị Kim Dung Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trên cơ sở phân tích những bất cập trong thực trạng phát triển nghề nghiệp giáo viên ở nước ta và ý nghĩa của việc phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên theo phương thức tổ chức cộng đồng học tập trong nhà trường, bài viết đi sâu phân tích 4 biện pháp phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên. Đó là: “nâng cao nhận thức về phát triển năng lực nghề nghiệp cho GV và vai trò của cộng đồng học tập trong phát triển nghề nghiệp cho GV”; “xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai bồi dưỡng phát triển nâng cao năng lực nghề nghiệp cho GV tại chỗ”; “xây dựng kế hoạch và triển khai đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học” và “xây dựng môi trường làm việc cộng tác, chia sẻ giữa GV”. Các biện pháp đã được 252 giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục trường THPT khẳng định là cần thiết ở mức độ cao. Từ khóa: Biện pháp, phát triển nghề nghiệp, giáo viên, cộng đồng học tập, nhà trường. 1. Mở đầu Nghiên cứu của các nhà giáo dục về “mô hình trường học thế kỉ XXI” đã chỉ ra một trong ba đặc trưng cơ bản là trường học phải thay đổi về chức năng, trở thành trung tâm giáo dục và văn hóa ở cộng đồng địa phương, thúc đẩy giáo viên (GV) phát triển năng lực nghề nghiệp. “Trường học phải trở thành nơi GV hoạt động như là những nhà giáo dục chuyên nghiệp, cùng học hỏi lẫn nhau (cộng đồng học tập chuyên môn) ” [1; ]. Điều đó có nghĩa, nhà trường phải trở thành một cộng đồng học tập (CĐHT) chuyên môn, nơi mà GV không chỉ đơn giản giúp đỡ nhau mà quan trọng là thiết lập một văn hóa chia sẻ trong toàn trường nhằm tạo ra sự cộng tác, sự lôi cuốn và phát triển liên tục, tập trung vào suy .