Bài viết tập trung nêu và phân tích 7 biện pháp cơ bản sau đây: (1) Khảo sát nhu cầu, phân loại đối tượng, lập kế hoạch bồi dưỡng sát với yêu cầu và năng lực của GV;(2) Phân công và phân cấp bồi dưỡng một cách rõ ràng;(3) Xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng thiết thực, chuyên sâu và dựa trên nhu cầu của GV; (4) Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng,. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: Educational Sciences, 2019, Volume 64, Issue 2A, pp. 63-73 This paper is available online at MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRƯỚC YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC Phạm Thị Kim Anh Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Việc bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên (GV) để “đón đầu” thực hiện chương trình giáo dục (CTGD) phổ thông mới đang là một trong những vấn đề trọng tâm và cấp bách nhằm trang bị cho đội ngũ GV có đủ năng lực đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục (GD). Để góp phần nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng GV, trong bài báo này chúng tôi tập trung nêu và phân tích 7 biện pháp cơ bản sau đây: (1) Khảo sát nhu cầu, phân loại đối tượng, lập kế hoạch bồi dưỡng sát với yêu cầu và năng lực của GV;(2) Phân công và phân cấp bồi dưỡng một cách rõ ràng;(3) Xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng thiết thực, chuyên sâu và dựa trên nhu cầu của GV; (4) Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng; (5) Đổi mới công tác quản lí bồi dưỡng; (6)Sử dụng đội ngũ giảng viên sư phạm cốt cán, phát huy thế mạnh của các trường sư phạm trong công tác bồi dưỡng GV; (7) Nâng cao ý thức, trách nhiệm tự học, tự bồi dưỡng của GV, có sự hướng dẫn của các GV cốt cán và chuyên gia giáo dục. Những biện pháp này là những thành tố quan trọng không thể thiếu được trong công tác bồi dưỡng. Từ khóa: Biện pháp, chất lượng, bồi dưỡng giáo viên, THPT, đổi mới giáo dục. 1. Mở đầu Theo “Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng GV phổ thông thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới” ban hành tháng 5/2018, Bộ GD&ĐT yêu cầu: “Bảo đảm tất cả GV cơ sở GDPT trên cả nước hoàn thành chương trình bồi dưỡng trước thời gian bắt đầu triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa GDPT mới. Kế hoạch được thực hiện tuần tự đối với từng cấp học. Đối với cấp THPT, GV được bồi dưỡng từ năm học 2021-2022 [6; ] Mục đích của bồi dưỡng là giúp