Nghiên cứu được thực hiện trên 252 giáo viên và cán bộ quản lí ở các trường trung học phổ thông (THPT) thuộc địa bàn 8 tỉnh: Điện Biên, Bắc Ninh, Hà Nội, Thanh Hóa, Huế, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Trà Vinh, nhằm phát hiện thực trạng phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên THPT theo phương thức tổ chức cộng đồng học tập trong nhà trường. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: Educational Sciences, 2019, Volume 64, Issue 2A, pp. 94-106 This paper is available online at THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN THEO PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG HỌC TẬP TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Nguyễn Thị Hằng Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Nghiên cứu được thực hiện trên 252 giáo viên và cán bộ quản lí ở các trường trung học phổ thông (THPT) thuộc địa bàn 8 tỉnh: Điện Biên, Bắc Ninh, Hà Nội, Thanh Hóa, Huế, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Trà Vinh, nhằm phát hiện thực trạng phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên THPT theo phương thức tổ chức cộng đồng học tập trong nhà trường. Kết quả cho thấy: (1)Về nội dung: Các nội dung phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên theo phương thức tổ chức cộng đồng học tập trong nhà trường được triển khai chưa đồng đều; (2)Về hình thức: Các hình thức phát triển nghề nghiệp theo phương thức tổ chức cộng đồng học tập có tỉ lệ cao hơn, nhưng chưa đồng đều và vẫn thấp dưới trung bình; (3) Về đánh giá tác động: Các hình thức có tác động mạnh đến việc phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên theo phương thức tổ chức cộng đồng học tập trong nhà trường như: Tự đọc tài liệu, tự nghiên cứu; Dự giờ, quan sát đồng nghiệp trong trường; Giáo viên cốt cán hướng dẫn đồng nghiệp; Sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường; Chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn với đồng nghiệp. Trong đó, đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lí không tương đồng. Từ khóa: Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên, phương thức thổ chức cộng đồng học tập, năng lực nghề nghiệp, cộng đồng học tập chuyên môn, năng lực nghề nghiệp giáo viên. 1. Mở đầu Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên (teacher professional development) (PTNLGV) và cộng đồng học tập chuyên môn trong nhà trường (Professional Learning Community) là vấn đề đã được thế giới quan tâm nghiên cứu; nó được biết đến qua các nghiên cứu của các tác giả tiêu