Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các nhân tố quyết định tiếp cận hỗ trợ tư liệu sản xuất và thu nhập và tác động của chúng đến phúc lợi hộ gia đình. Nghiên cứu cho thấy độ tuổi chủ hộ và tỷ lệ người già có tác động đến khả năng hỗ trợ tư liệu sản xuất và trình độ giáo dục, tỷ lệ người già, diện tích đất lại quyết định việc nhận hỗ trợ về thu nhập. Nhóm nhận hỗ trợ thu nhập có mức tăng về thu nhập/chi tiêu cao hơn trong khi nhóm hỗ trợ tư liệu sản xuất lại không cho thấy sự thay đổi trong thu nhập. | KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP TÁC ĐỘNG CỦA HỖ TRỢ TƯ LIỆU SẢN XUẤT VÀ THU NHẬP ĐẾN PHÚC LỢI HỘ GIA ĐÌNH VIỆT NAM Hồ Đình Bảo* Tóm tắt Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các nhân tố quyết định tiếp cận hỗ trợ tư liệu sản xuất và thu nhập và tác động của chúng đến phúc lợi hộ gia đình. Nghiên cứu cho thấy độ tuổi chủ hộ và tỷ lệ người già có tác động đến khả năng hỗ trợ tư liệu sản xuất và trình độ giáo dục, tỷ lệ người già, diện tích đất lại quyết định việc nhận hỗ trợ về thu nhập. Nhóm nhận hỗ trợ thu nhập có mức tăng về thu nhập/chi tiêu cao hơn trong khi nhóm hỗ trợ tư liệu sản xuất lại không cho thấy sự thay đổi trong thu nhập. Đặc biệt các hộ nhận càng nhiều hỗ trợ thu nhập chi cho đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh cao hơn, ngược lại, điều này không đúng với nhóm nhận hỗ trợ tư liệu sản xuất. Những phát hiện từ nghiên cứu này đặt ra câu hỏi đối với tác động dài hạn của các chương trình hỗ trợ. Từ khóa: hỗ trợ tư liệu sản xuất, hỗ trợ thu nhập, khác biệt kép (DID), phương pháp kết nối điểm xu hướng (PSM) Mã số: 246. Ngày nhận bài: 30/012016. Ngày hoàn thành biên tập: 06/04/2016. Ngày duyệt đăng: 06/04/2016. Abstract The study was targeted at identifying the determinants affecting subsidy access including production means and income, as well as evaluating their impact on households’ benefits in Vietnam. The study figures out that household heads’ age and elder dependence positively affect the access of production means subsidy. While education, elder dependence and households’ land area are determinants of the income subsidy access. Households with income subsidy achieved income/expenditure improvements, while those with subsidy of production means have no benefits. Especially, those with income subsidy invested more in production activities, while this is not significant for those with subsidy of production means. These findings questions the long-run impacts of the subsidy programs. Key words: Subsidy of Production Means, Income Subsidy, .