Do tồn tại nhiều loại hình tập đoàn tài chính của các chủ thể kinh tế khác nhau, hoạt động trên phạm vi rộng, đầu tư đan chéo nên mô hình giám sát tài chính của Trung Quốc hiện tại khá phức tạp (là mô hình đan xen giữa quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu.). Tuy nhiên, do cơ chế quản lý của nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước nói chung, tập đoàn kinh tế, tập đoàn tài chính nói riêng ở Trung Quốc có khá nhiều điểm tương đồng với Việt Nam nên cần được chú trọng nghiên cứu để rút ra bài học kinh nghiệm. | KINH TẾ - TÀI CHÍNH QUỐC TẾ QUẢN LÝ, GIÁM SÁT CÁC TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH TẠI TRUNG QUỐC ThS. PHẠM THỊ TƯỜNG VÂN Do tồn tại nhiều loại hình tập đoàn tài chính của các chủ thể kinh tế khác nhau, hoạt động trên phạm vi rộng, đầu tư đan chéo nên mô hình giám sát tài chính của Trung Quốc hiện tại khá phức tạp (là mô hình đan xen giữa quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu.). Tuy nhiên, do cơ chế quản lý của nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước nói chung, tập đoàn kinh tế, tập đoàn tài chính nói riêng ở Trung Quốc có khá nhiều điểm tương đồng với Việt Nam nên cần được chú trọng nghiên cứu để rút ra bài học kinh nghiệm. Từ khóa: Doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn tài chính, giám sát tài chính Due to the fact of existing different types of financial corporations that operates in a wider scope and overlapped investments, hence, financial monitoring model in China is complicated (it is a combined model of state management and ownership management). However, it is also due to the nature of state management mechanism toward businesses and financial corporations in particular, there are a lot of similarities between China and Vietnam, therefore, the lesson can be made for Vietnam. Keywords: State enterprise, financial corporations, financial monitoring Ngày nhận bài: 3/4/2017 Ngày chuyển phản biện: 5/4/2017 Ngày nhận phản biện: 27/4/2017 Ngày chấp nhận đăng: 29/4/2017 Cơ chế quản lý, giám sát tài chính theo chức năng của cơ quan quản lý nhà nước Tính đến năm 2016, các tập đoàn tài chính (TĐTC) ở Trung Quốc phân chia thành 7 nhóm: (1) nhóm TĐTC thí điểm (chuyển đổi từ hoạt động đơn lẻ sang hoạt động hỗn hợp, nhà nước nắm giữ tỷ lệ lớn trong tổng vốn điều lệ); (2) Bốn ngân hàng thương mại (NHTM) nhà nước lớn (Big Four) hình thành trong quá trình tái cơ cấu các NHTM Nhà nước; (3) các tập đoàn kinh tế nhà nước đầu tư vào lĩnh vực tài chính như 84 PetroChina, COFCO và Tài nguyên Trung Quốc (do Ủy ban Quản lý và Giám sát tài sản nhà nước - SASAC quản lý); (4) TĐTC do chính .