Bài viết trình bày tuabin gió công suất 2,055 MW với 4 trạng thái phát được mô phỏng theo phương pháp Monte-Carlo và được tích hợp trong lưới điện chuẩn thử nghiệm độ tin cậy IEEE-RTS phiên bản 1979 [2]. Các kịch bản nghiên cứu với tỉ lệ nguồn gió thay đổi trong tổng công suất nguồn phát (0,2%; 2,4%; 3,6%; 4,8%) đã được thử nghiệm. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC (ISSN: 1859 - 4557) ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA MÔ HÌNH TUABIN GIÓ BỐN TRẠNG THÁI DỰA TRÊN MÔ PHỎNG MONTE-CARLO RELIABILITY EVALUATION OF WIND TURBINE USING FOUR-STAGES MONTECARLO SIMULATION Phạm Mạnh Hải1*, Nguyễn Quang Ninh2, Nguyễn Thế Vĩnh3, Nguyễn Hoài Nam2, Vũ Thị Anh Thơ1, Nguyễn Thị Thanh Loan1 1 Trường Đại học Điện lực, 2Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam, 3 Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Ngày nhận bài: 5/12/2018, Ngày chấp nhận đăng: 20/12/2018, Phản biện: TS. Lê Thành Doanh Tóm tắt: Độ tin cậy hệ thống điện từ lâu đã được nghiên cứu với ba cấp độ: cấp độ nguồn phát, cấp độ tích hợp nguồn và lưới điện truyền tải, cấp độ hệ thống điện bao gồm cả lưới điện phân phối [1]. Tuy cấp độ đầu tiên chỉ là nền tảng cho các cấp độ tiếp theo nhưng vẫn tiếp tục được nghiên cứu, đặc biệt là các nghiên cứu tích hợp nguồn năng lượng tái tạo. Mô phỏng Monte-Carlo thường được sử dụng để mô tả các trạng thái phát của các nguồn phát cũng như các chế độ phụ tải trong hệ thống. Bài báo trình bày tuabin gió công suất 2,055 MW với 4 trạng thái phát được mô phỏng theo phương pháp Monte-Carlo và được tích hợp trong lưới điện chuẩn thử nghiệm độ tin cậy IEEE-RTS phiên bản 1979 [2]. Các kịch bản nghiên cứu với tỉ lệ nguồn gió thay đổi trong tổng công suất nguồn phát (0,2%; 2,4%; 3,6%; 4,8%) đã được thử nghiệm. Mỗi kịch bản điện gió này lại được thử nghiệm với nhiều mức đỉnh phụ tải năm khác nhau. Kết quả của các nghiên cứu này được so sánh với các kết quả thử nghiệm chuẩn thông qua giá trị LOLEH. Từ khóa: Độ tin cậy, mô phỏng Monte-Carlo, mô phỏng nhiều trạng thái, tuabin gió, lưới điện thử nghiệm IEEE-RTS. Abstract: Reliability of Power System research has a long history included three levels: generation facilities, integration of generation and transmission and power system consisting of distribution system [1]. The first level is basic step for the next level, still being interested, especially on researches of