Tạo dựng tình huống để bộc lộ số phận, tính cách nhân vật được xem là một thủ pháp nghệ thuật khá quan trọng trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam. Căn cứ vào chức năng của tình huống truyện với việc biểu đạt các vấn đề, phương diện khác nhau của hình tượng nhân vật, có thể chia chúng thành ba nhóm: Tình huống làm thay đổi cuộc đời, số phận nhân vật; tình huống tiết lộ bản chất, tính cách nhân vật; tình huống bộc lộ tài năng, bản lĩnh của nhân vật. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 2, pp. 46-53 This paper is available online at DOI: TÌNH HUỐNG VỚI VIỆC BỘC LỘ TÍNH CÁCH, SỐ PHẬN NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN TRUYỀN KÌ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM Đỗ Thị Mỹ Phương Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Tạo dựng tình huống để bộc lộ số phận, tính cách nhân vật được xem là một thủ pháp nghệ thuật khá quan trọng trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam. Căn cứ vào chức năng của tình huống truyện với việc biểu đạt các vấn đề, phương diện khác nhau của hình tượng nhân vật, có thể chia chúng thành ba nhóm: tình huống làm thay đổi cuộc đời, số phận nhân vật; tình huống tiết lộ bản chất, tính cách nhân vật; tình huống bộc lộ tài năng, bản lĩnh của nhân vật. Tùy thuộc vào chủ đích của người viết cũng như quan niệm về con người ở mỗi giai đoạn văn học mà ở các tập truyền kì, tình huống truyện được tổ chức và hướng về những mục đích không giống nhau. Qua đây, ng ười đọc cũng có thể thấy được sự tiếp nối và khác biệt giữa các nhà văn, sự thay đổi của truyện truyền kì qua các thế kỉ trong cách nhìn và cách tiếp cận con người. Từ khóa: Tình huống, nhân vật, tính cách, truyện truyền kì, văn học trung đại Việt Nam. 1. Mở đầu Thế giới nhân vật và các thủ pháp xây dựng nhân vật trong truyện truyền kì là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu văn học Việt Nam trung đại. Thuộc loại hình tự sự nên với truyện truyền kì, nhân vật là phương tiện quan trọng để nhà văn chuyên chở những thông điệp nghệ thuật, khái quát hiện thực, thể hiện quan niệm về nhân sinh. Các bài viết, công trình nghiên cứu truyện truyền kì dù hướng đến nhiều đích khác nhau nhưng bao giờ cũng xuất phát từ hình tượng con người trong tác phẩm. Việc nghiên cứu nhân vật trong truyện truyền kì thường được tiến hành theo hai hướng. Thứ nhất, phân chia chúng thành các dạng thức, từ đó, đánh giá ý nghĩa, vị trí của từng kiểu nhân vật với việc biểu đạt tư tưởng của nhà văn. Hướng