Vai trò và vị trí của Phật giáo trong đời sống chính trị Nhật Bản thời cổ - trung đại

Thế kỉ VI được các nhà nghiên cứu xem là mốc Phật giáo chính thức du nhập vào Nhật Bản. Được sự nâng đỡ của chính quyền, Phật giáo đã phát triển nhanh chóng và thu hút được đông đảo các tầng lớp cư dân trong xã hội Nhật Bản. Bài viết tập trung phân tích để chỉ ra vai trò và vị trí của Phật giáo trong đời sống chính trị Nhật Bản thời cổ - trung đại. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 2, pp. 110-115 This paper is available online at DOI: VAI TRÒ VÀ VỊ TRÍ CỦA PHẬT GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ NHẬT BẢN THỜI CỔ - TRUNG ĐẠI Trần Nam Trung Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Thế kỉ VI được các nhà nghiên cứu xem là mốc Phật giáo chính thức du nhập vào Nhật Bản. Được sự nâng đỡ của chính quyền, Phật giáo đã phát triển nhanh chóng và thu hút được đông đảo các tầng lớp cư dân trong xã hội Nhật Bản. Sự phát triển mạnh mẽ của Phật giáo ở Nhật Bản là điều kiện thuận lợi để tôn giáo này không ngừng phát huy ảnh hưởng sâu rộng của nó trong đời sống chính trị Nhật Bản. Bài báo này sẽ phân tích để chỉ ra vai trò và vị trí của Phật giáo trong đời sống chính trị Nhật Bản thời cổ - trung đại. Từ khóa: Nhật Bản, thời kì cổ - trung đại, Phật giáo, vai trò và vị trí. 1. Mở đầu Nghiên cứu về tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng ở Nhật Bản thời cổ - trung đại đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Qua các công trình ấy, các tác giả đã ít nhiều đề cập đến vai trò, vị trí của tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng trong các lĩnh vực văn hóa, chính trị, tư tưởng. ở Nhật Bản. Nhà nghiên cứu I Shida Kazuyoshi khi đánh giá về vai trò của Phật giáo đối với văn hóa Nhật Bản cho rằng Phật giáo có vị trí còn lớn hơn cả Nho giáo và Âm dương đạo [2;122]. George Sansom ví Phật giáo như con chim thần kì mang đến đất Nhật những nhân tố mới mà tín ngưỡng cổ truyền của dân tộc Nhật chưa đủ sức làm được [6;101]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Kim nhìn nhận Phật giáo là phương tiện quan trọng nhất trong việc truyền tải văn minh Trung Hoa vào Nhật Bản [3;42]. Kitagawa trong công trình nghiên cứu về tôn giáo Nhật Bản bước đầu chỉ ra mối quan hệ và vị trí của Phật giáo trong đời sống chính trị Nhật Bản [4;19].Tác giả Phan Hải Linh khi nghiên cứu về trang viên cho rằng Phật giáo đã trở thành một trong ba thế lực phong .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.