Nhà Nguyễn, ngay từ thời kì đầu đã đưa ra chính sách bảo vệ ruộng đất canh tác, đặc biệt là công điền. Tuy vậy, bức tranh sở hữu ruộng đất ở Hà Nam và Nam Định hoàn toàn trái ngược nhau. Nhờ đẩy mạnh khai khẩn ruộng đất hoang ven biển mà diện tích ruộng đất công ở Nam Định nhiều hơn ruộng đất tư. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 2, pp. 116-122 This paper is available online at DOI: SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT Ở TỈNH NAM ĐỊNH VÀ HÀ NAM THỜI NGUYỄN Mai Thị Tuyết Khoa Lí luận chính trị và Giáo dục công dân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Nhà Nguyễn , ngay từ thời kì đầu đã đưa ra chính sách bảo vệ ruộng đất canh tác, đặc biệt là công điền. Tuy vậy, bức tranh sở hữu ruộng đất ở Hà Nam và Nam Định hoàn toàn trái ngược nhau. Nhờ đẩy mạnh khai khẩn ruộng đất hoang ven biển mà diện tích ruộng đất công ở Nam Định nhiều hơn ruộng đất tư. Hà Nam không gần biển, ruộng đất hình thành từ lâu đời; đồng thời, quan lại ra sức cướp đoạt ruộng đất “biến công vi tư”, cùng với thiên tai, dịch bệnh, tô thuế nặng nề, người nông dân bỏ ruộng đồng đi tha phương, khiến tư điền ở đây lấn át công điền. Thậm chí, nhiều xã, tổng không có công điền. Đời sống của người nông dân ở hai tỉnh hết sức cực khổ, đặc biệt là nông dân Hà Nam. Hai tỉnh sớm trở thành ngòi nổ và trung tâm đấu tranh ở miền Bắc chống thực dân Pháp sau này. Từ khóa: Ruộng đất, Nam Định, Hà Nam, Nhà Nguyễn. 1. Mở đầu Nam Định và Hà Nam thời Nguyễn thuộc trấn Sơn Nam, nghề chính của cư dân nơi đây là nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất quan trọng, tác động lớn đến các quan hệ kinh tế xã hội và đời sống của người nông dân. Vấn đề này đã được giới nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm từ sớm. Xét từ phạm vi Đông Dương đến Nam Định và Hà Nam có thể kể tới một số công trình tiêu biểu như: Economie agricole de l’Indochine (Nông nghiệp Đông Dương, Hà Nội, 1932) của ; La Culture du riz dans le delta du Tonkin (Nghề trồng lúa ở đồng bằng Bắc Kì, Paris, 1935) của René Dumont; cuốn Monographie de la province de Ha Nam (Địa chí tỉnh Hà Nam) của Chính quyền thực dân, xuất bản 1932; Địa chí Hà Nam của Tỉnh Ủy, HĐND, UBND, xuất bản năm 2005. . . Các công trình nêu trên đã đề cập đến vấn đề nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau, cơ bản dưới