Tư tưởng Ngô Thì Nhậm về mối quan hệ giữa người cầm quyền và người dân

Trong hệ thống tư tưởng chính trị của ông, vấn đề quan hệ giữa người cầm quyền và người dân được ông quan tâm bởi đây là mối quan hệ cơ bản đảm bảo sự tồn tại và phát triển của xã hội. Bài viết phân tích tư tưởng Ngô Thì Nhậm về vai trò, trách nhiệm giữa người cầm quyền với người dân và trách nhiệm của họ đối với quốc gia, triều đại. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 5, pp. 85-92 This paper is available online at DOI: TƯ TƯỞNG NGÔ THÌ NHẬM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA NGƯỜI CẦM QUYỀN VÀ NGƯỜI DÂN Nguyễn Bá Cường Khoa Triết học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Ngô Thì Nhậm là một nhân vật lịch sử tiêu biểu, là nhà tư tưởng lỗi lạc của dân tộc. Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, ông đã hiện thực hóa tư tưởng chính trị của mình theo chuẩn mực lí tưởng của Nho gia. Trong hệ thống tư tưởng chính trị của ông, vấn đề quan hệ giữa người cầm quyền và người dân được ông quan tâm bởi đây là mối quan hệ cơ bản đảm bảo sự tồn tại và phát triển của xã hội. Bài viết phân tích tư tưởng Ngô Thì Nhậm về vai trò, trách nhiệm giữa người cầm quyền với người dân và trách nhiệm của họ đối với quốc gia, triều đại. Từ khóa: Ngô Thì Nhậm, người cầm quyền, tư tưởng chính trị. 1. Mở đầu Vào cuối thế kỉ XVIII, xã hội Việt Nam đang ở cuối thời kì khủng hoảng của sự chia cắt đất nước (Đàng Ngoài và Đàng Trong) nên đã xuất hiện những tiền đề của sự thống nhất đất nước. Bối cảnh ấy đã tạo thêm cơ hội để những nhà Nho tích cực nhập thế thể hiện tài năng và lí tưởng cống hiến của mình. Ngô Thì Nhậm (1746 – 1803) là người nổi lên trong số đó. Ở Ngô Thì Nhậm có sự kết hợp nhuần nhuyễn con người hành động và con người suy tư triết học. Tư duy lí luận của Ngô Thì Nhậm trở nên sâu sắc hơn so với các nhà Nho trước đó và đương thời bởi điều kiện chính trị, văn hóa, tư tưởng của thời đại và bởi trình độ học vấn uyên bác, năng lực hoạt động thực tiễn sôi nổi của ông. Ngô Thì Nhậm đã biết vận dụng những mặt tích cực của Nho giáo vào việc giải quyết các vấn đề của thực tiễn xã hội, góp phần phát huy sức mạnh quật cường của nhân dân trong sự nghiệp cứu nước, lập lại hòa bình, gây dựng nền tảng thống nhất đất nước. Nghiên cứu về tư tưởng chính trị của Ngô Thì Nhậm đã được công bố trong một số công trình [1, 3, 4, 5, 10, 13]). Tuy nhiên, chưa có tác giả nào

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.