Trong gần 30 năm đổi mới (1986-2014) nền ngoại thương Việt Nam đã có sự phát triển không ngừng về tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất - nhập khẩu, quy mô, cơ cấu mặt hàng và mối quan hệ với các thị trường lớn trên thế giới, kích thích các ngành kinh tế khác phát triển, đồng thời khơi dậy những tiềm lực và lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 5, pp. 124-130 This paper is available online at DOI: NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI (1986 - 2014) Nguyễn Thùy Linh Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Tóm tắt. Trong gần 30 năm đổi mới (1986 - 2014) nền ngoại thương Việt Nam đã có sự phát triển không ngừng về tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất - nhập khẩu, quy mô, cơ cấu mặt hàng và mối quan hệ với các thị trường lớn trên thế giới, kích thích các ngành kinh tế khác phát triển, đồng thời khơi dậy những tiềm lực và lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. Sự phát triển của ngành ngoại thương không chỉ có đóng góp lớn đối với sự phát triển chung của kinh tế đất nước mà còn là một lĩnh vực quan trọng của kinh tế đối ngoại, thúc đẩy nhanh chóng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Từ khóa: Đổi mới, ngoại thương. 1. Mở đầu Vấn đề sự phát triển của ngoại thương Việt Nam thời gian gần đây đã được quan tâm nghiên cứu nhưng chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế ngành. Điều này được phản ánh qua các công trình như sau: Tác giả Thế Đạt trong công trình Quản lí kinh tế đối ngoại của Việt Nam [3] đã trình bày rõ những quan điểm của Đảng cộng sản và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với lĩnh vực kinh tế đối ngoại nói chung và ngoại thương Việt Nam nói riêng, và trình bày một cách khái quát sự phát triển của ngành ngoại thương từ năm 1945 đến năm 2000. Cuốn sách Kinh tế đối ngoại Việt Nam [9] của tác giả Nguyễn Văn Trình đã cung cấp những định hướng cơ bản cho việc lựa chọn các lĩnh vực tiêu biểu nhất của kinh tế đối ngoại, cũng như cung cấp một số số liệu trên các lĩnh vực đã được chọn như ngoại thương, kiều hối, xuất khẩu lao động,. Ngoài ra còn nhiều bài viết trên các tạp chí như: Tạp chí kinh tế và Phát triển, Tạp chí Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Quản lí nhà nước, Tạp chí Khoa học và xã hội, Thời báo kinh tế Việt Nam,. Bài phỏng vấn Phó Thủ .