Sự định vị và tính phản thân trong nghiên cứu định tính một tiếp cận phương pháp luận trong nghiên cứu kinh tế thị trường của người Dao ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai

Bài viết hướng đến thảo luận về “sự định vị” và “tính phản thân”, hai thuật ngữ quan trọng trong nghiên cứu định tính. Đây có thể coi là một thảo luận về phương pháp luận được rút ra trong quá trình nghiên cứu thực địa nhằm trả lời những câu hỏi như nhà nghiên cứu là ai và ở vị trí nào trên thực địa?; Quá trình thực địa nhà nghiên cứu tương tác với đối tượng nghiên cứu như thế nào? Vấn đề đạo đức nghề nghiệp trong quá trình thực địa được thể hiện ra sao?. | Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ SỰ ĐỊNH VỊ VÀ TÍNH PHẢN THÂN TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH MỘT TIẾP CẬN PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRONG NGHIÊN CỨU KINH TẾ THỊ TRƯỜNG CỦA NGƯỜI DAO Ở HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI Bùi Minh Hào(1) T rong nhiều năm qua, phương pháp luận được quan tâm nhiều trong các ngành khoa học xã hội nói chung và Nhân học nói riêng. Tuy nhiên, phần nhiều các tác giả đều đặt mối quan tâm vào những công đoạn, những thao tác cụ thể. Trong khi đó, những thảo luận về phương pháp luận trên phương diện triết học rất ít khi được quan tâm. Dựa trên quá trình nghiên cứu thực địa về người Dao ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, bài viết hướng đến thảo luận về “sự định vị” và “tính phản thân”, hai thuật ngữ quan trọng trong nghiên cứu định tính. Đây có thể coi là một thảo luận về phương pháp luận được rút ra trong quá trình nghiên cứu thực địa nhằm trả lời những câu hỏi như nhà nghiên cứu là ai và ở vị trí nào trên thực địa?; Quá trình thực địa nhà nghiên cứu tương tác với đối tượng nghiên cứu như thế nào? Vấn đề đạo đức nghề nghiệp trong quá trình thực địa được thể hiện ra sao?. Nói cách khác, đó là một cách tiếp cận quá trình trải nghiệm của nhà nghiên cứu trên thực địa nhằm tìm hiểu thế giới quan, nhân sinh quan của chính nhà nghiên cứu. Từ khóa: Sự định vị; tính phản thân; phương pháp nhân học; nghiên cứu định tính; người Dao ở huyện Sa Pa. Trong vài thập niên gần đây, thuật ngữ “trải nghiệm” được nhiều nhà khoa học xã hội quan tâm, đặc biệt là các nhà nhân học và hình thành cả một lĩnh vực về nhân học trải nghiệm. Khái niệm trải nghiệm được hiểu như là một quá trình tiếp xúc, tương tác với các yếu tố trong một môi trường nhất định và có ảnh hưởng đến tri thức, kỹ năng và quan điểm cuộc sống của chủ thể nhất định. Nói đến trải nghiệm là nói đến trải nghiệm của một chủ thể nhất định, không phải là một đối tượng chung chung. Chủ thể của trải nghiệm có thể là một cá nhân hoặc một cộng đồng. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu về trải nghiệm tập trung

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
128    76    2    29-04-2024
497    201    3    29-04-2024
29    219    1    29-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.