Trong khuôn khổ bài viết "Thông điệp từ tục thờ, trò diễn trong lễ hội Ná Nhèm", tác giả giới thiệu tóm lược nghiên cứu và bước đầu giải mã các tầng văn hóa trong Lễ hội Ná Nhèm - vô cùng khó khăn bởi thiếu các văn bản ghi chép lại các , trò diễn. Mới các bạn cùng tham khảo. | VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN THÔNG ĐIỆP TỪ TỤC THỜ, TRÒ DIỄN TRONG LỄ HỘI NÁ NHÈM Bàn Tuấn Năng Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Email: bantuannang@ Ngày nhận bài: 15/2/2019 Ngày phản biện: 25/2/2019 Ngày duyệt đăng: 10/3/2019 DOI: L ễ hội Ná Nhèm (Ná Nhèm, tiếng Tày có nghĩa là Mặt nhọ) của người Tày ở Lạng Sơn, thường diễn ra vào rằm tháng Giêng hằng năm. Đây là một lễ hội đặc sắc, ẩn chứa nhiều tầng văn hóa, đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể cấp Quốc gia năm 2015. 3 năm trước đó - năm 2012, lễ hội độc đáo này mới được phục dựng sau hơn thế kỷ thất truyền. Tuy nhiên, những người làm nghiên cứu vẫn băn khoăn về các nội dung nằm trong tục thờ, trò diễn. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả giới thiệu tóm lược nghiên cứu và bước đầu giải mã các tầng văn hóa trong Lễ hội Ná Nhèm - công việc vô cùng khó khăn bởi thiếu các văn bản ghi chép lại các tục thờ, trò diễn. Từ khóa: Lễ hội Ná Nhèm; Tục thờ trò diễn; Mỏ nước Bó Vằn; Đình làng Mỏ; Thông điệp của tiền nhân. 1. Đặt vấn đề Lễ hội Ná Nhèm của người Tày ở khu vực cửa đình Làng Mỏ, xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn được tổ chức vào rằm tháng Giêng hàng năm. Theo tiếng địa phương, “Ná Nhèm” là lễ hội bôi nhọ mặt hay còn được hiểu là lễ hội hóa trang, giấu mặt. Lễ hội là nghi thức, nghi lễ thờ cúng thần thành hoàng Cao Sơn, Quý Minh đại vương, thờ đức Vua Miêu Tĩnh và đức Vua Cao Quyết, gắn liền với sự tích đánh giặc giữ làng, giữ nước và các hoạt động văn hóa, các trò chơi, trò diễn. Lễ hội có rất nhiều nội dung liên quan đến tưởng niệm vua Mạc như: Tục rước nước – rước Vua, tục thờ Thái tổ Mạc Đăng Dung, ẩn dưới việc thờ cây đại đao, trò diễn đánh đại đao tại lễ hội, tục cung tiến lễ vật trong tiếng hô “vạn tuế”, việc ông tướng mượn lời giáo để xưng “trời sinh tôi xuống”, sự khớp nối về thời điểm chạy loạn (1677) và sự hiện diện đến đời thứ 14 của họ Hoàng và họ Bế ở cửa đình Làng Mỏ Năm 2012, Lễ .