Nội dung bài viết trình bày u máu (hemangioma) là các khối u mạch máu thường gặp ở trẻ em đặc biệt là ở vùng đầu và cổ. Ở vùng quanh hốc mắt, các u máu này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn có thể ảnh hưởng năng của mắt. Sự phát triển cũng như thoái triển của các u máu được kiểm soát bởi phức hợp tương hỗ giữa các chất điều hòa về hóc-môn, về tế bào và phân tử. Cho tới nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị nào tuyệt đối an toàn và hiệu quả cho việc điều trị u máu ở trẻ em. Rất nhiều phương pháp điều trị đã được áp dụng nhằm để ngừng phát triển hoặc thoái triển khối u như: Dùng thuốc toàn thân và tại chỗ, sử dụng laser, phẫu thuật và bít mạch. | THÔNG TIN NHÃN KHOA QUỐC TẾ THUỐC ĐIỀU TRỊ U MÁU QUANH HỐC MẮT Ở TRẺ EM Người dịch: Đỗ Quang Ngọc* A Review of the Literature. (Seminars in Ophthalmology, 24, 178-184, 2009) Nguyên J., Fay A.** TÓM TẮT U máu (hemangioma) là các khối u mạch máu thường gặp ở trẻ em đặc biệt là ở vùng đầu và cổ. Ở vùng quanh hốc mắt, các u máu này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn có thể ảnh hưởng đến chức năng của mắt. Sự phát triển cũng như thoái triển của các u máu được kiểm soát bởi phức hợp tương hỗ giữa các chất điều hòa về hóc-môn, về tế bào và phân tử. Cho tới nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị nào tuyệt đối an toàn và hiệu quả cho việc điều trị u máu ở trẻ em. Rất nhiều phương pháp điều trị đã được áp dụng nhằm để ngừng phát triển hoặc thoái triển khối u như: dùng thuốc toàn thân và tại chỗ, sử dụng laser, phẫu thuật và bít mạch. Bài báo này, sẽ tổng hợp lại các thuốc được áp dụng trong điều trị u máu ở trẻ em. MỞ ĐẦU U máu là khối u mạch máu thường gặp ở trẻ em nhất là ở trẻ gái và trẻ sinh non. Tỷ lệ bệnh ở trẻ đủ tháng là 1,1-2,6% và tỷ lệ này là 10-12% ở trẻ da trắng 1 tuổi. Các khối u máu này thường chưa xuất hiện hoặc nếu có thì rất nhỏ khi sinh ra, phát triển nhanh chóng trong những tháng đầu, sau đó ổn định và có thể tồn tại cả tháng đến hàng năm. Các u máu khu trú quanh hốc mắt có thể gây hậu quả nghiêm trọng trên cả phương diện thẩm mỹ và chức năng với 43-60% bệnh nhân có thể bị nhược thị. Sự phát triển thị lực bị ảnh hưởng khi mà các khối u máu vùng mi mắt chèn ép lên củng mạc và giác mạc gây ra loạn thị và dẫn đến nhược thị. Các u máu phát triển vùng mi mắt còn có thể chèn ép gây ra sụp mi làm che lấp trục thị giác cản trở quá trình nhìn và gây ra nhược thị do bị che lấp. Các u máu vùng hốc mắt còn có thể chèn ép gây ra lồi mắt, gây hở mi, chèn ép thị thần kinh, gây di lệch trục nhãn cầu và nhược thị do lác. Căn nguyên của u máu vẫn còn chưa hoàn toàn sáng tỏ và người ta cho rằng có liên quan đến quá trình hình thành mạch máu (angiogenesis) và tạo .