Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quá trình thực hiện chính sách việc làm cho TN tại tỉnh Quảng Nam từ đó đề xuất được một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách việc làm cho TN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Mời các bạn tham khảo! | VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ NGỌC THẢO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, năm 2018 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ NGỌC THẢO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: . HỒ VIỆT HẠNH HÀ NỘI, năm 2018 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thanh niên (TN) là lực lượng quan trọng giữ vai trò xung kích trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh. Nhận thức sâu sắc về vai trò, vị trí của TN đối với tương lai của đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn quan tâm đến nhiệm vụ bồi dưỡng các thế hệ thanh niên Việt Nam. Chăm lo giáo dục, bồi dưỡng và phát triển TN vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển của đất nước, tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 25-7-2008 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác TN thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đã chỉ rõ nhiệm vụ: Nâng cao chất lượng lao động trẻ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho TN. Từ nhận thức nêu trên, thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực trẻ. Đối với địa phương tỉnh Quảng Nam, các cấp ủy Đảng, chính quyền cũng đã quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh, qua đó, tỉnh Quảng Nam đã đầu tư cho các cơ sở dạy nghề, chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ (KH-CN) vào sản xuất, nhờ đó nhiều cơ hội việc làm được tạo ra để giải quyết lao động tại chỗ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội (KT-XH), rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giảm sức ép lao động di chuyển tự do về các thành phố lớn, phân bổ cơ cấu lao động