Nghiên cứu được thực hiện tại 5 phòng khám ngoại trú điều trị HIV/AIDS (PKNT) để xác định tần suất xuất hiện ADR và các yếu tố nguy cơ thông qua giám sát chủ động các biến cố bất lợi trong quá trình sử dụng thuốc ARV. 317/645 (49,1%) bệnh nhân đã được ghi nhận gặp ít nhất 1 ADR trong quá trình điều trị, trong đó thường gặp nhất là rối loạn gan-mật (25,9%), rối loạn da mô dưới da (16,0%), rối loạn TKTW và tâm thần (8,2%) và rối loạn hồng cầu máu (8,1%). Trong số bệnh nhân phải chuyển phác đồ có 64,8% ca liên quan đến ADR. | GIÁM SÁT CHỦ ĐỘNG PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA THUỐC ARV TẠI 5 CƠ SỞ TRỌNG ĐIỂM ĐIỀU TRỊ HIV/AIDS Trần Ngân Hà1, Nguyễn Phương Thúy1, Đào Xuân Thức1, Phạm Lan Hương2. Hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hoàng Anh1, TS. Lê Thị Hường2. 1 Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc, Trường Đại học Dược Hà Nội. 2 Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế. Từ khóa: giám sát chủ động (active surveillance), phản ứng có hại của thuốc (ADR), thuốc kháng retrovirus (ARV). Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện tại 5 phòng khám ngoại trú điều trị HIV/AIDS (PKNT) để xác định tần suất xuất hiện ADR và các yếu tố nguy cơ thông qua giám sát chủ động các biến cố bất lợi trong quá trình sử dụng thuốc ARV. 317/645 (49,1%) bệnh nhân đã được ghi nhận gặp ít nhất 1 ADR trong quá trình điều trị, trong đó thường gặp nhất là rối loạn gan-mật (25,9%), rối loạn da-mô dưới da (16,0%), rối loạn TKTW và tâm thần (8,2%) và rối loạn hồng cầu-máu (8,1%). Trong số bệnh nhân phải chuyển phác đồ có 64,8% ca liên quan đến ADR. Phân tích hồi quy đa biến Cox cho thấy mối liên hệ giữa phác đồ có chứa d4T với rối loạn gan-mật, phác đồ có chứa AZT với thiếu máu, phác đồ có chứa NVP với rối loạn da và mô dưới da và phác đồ có chứa EFV với rối loạn TKTW và tâm thần. Kết quả này phản ánh tỷ lệ gặp ADR trong quá trình sử dụng thuốc ARV trên quần thể bệnh nhân Việt Nam khá cao, gây tác động bất lợi đến điều trị. Đặt vấn đề Bên cạnh hiệu quả điều trị, thuốc ARV cũng gây nhiều phản ứng có hại nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến việc tuân thủ điều trị, hiệu quả điều trị và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân [5]. Trong những năm gần đây, cùng với phương pháp báo cáo tự nguyện, phương pháp giám sát chủ động các biến cố bất lợi liên quan đến thuốc ARV đã được áp dụng trên thế giới. Trong cơ sở dữ liệu ADR Việt Nam, số lượng báo cáo tự nguyện liên quan tới thuốc ARV chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (dưới 2%) [2], không phản ánh được thực tế điều trị, do đó không giúp phát hiện được các vấn đề về an toàn thuốc và cung .