Biện chứng giữa chủ thể và khách thể trong giảng dạy triết học

Bài viết đề xuất giải pháp giảng dạy triết học theo hướng tiếp cận năng lực hiện nay là gắn giảng dạy các nguyên lí triết học với vấn đề biện chứng giữa chủ thể và khách thể - một vấn đề có liên quan đến hầu hết các bài giảng triết học ở các trường cao đẳng, đại học. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 3, pp. 93-97 This paper is available online at DOI: BIỆN CHỨNG GIỮA CHỦ THỂ VÀ KHÁCH THỂ TRONG GIẢNG DẠY TRIẾT HỌC Đào Đức Doãn Khoa Lí luận chính trị - Giáo dục công dân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trên cơ sở phân tích biện chứng giữa chủ thể và khách thể xuất phát từ việc giải quyết duy vật biện chứng vấn đề cơ bản của triết học và nguyên lí thực tiễn, bài viết đề xuất giải pháp giảng dạy triết học theo hướng tiếp cận năng lực hiện nay là gắn giảng dạy các nguyên lí triết học với vấn đề biện chứng giữa chủ thể và khách thể - một vấn đề có liên quan đến hầu hết các bài giảng triết học ở các trường cao đẳng, đại học. Từ khóa: Chủ thể, khách thể, chủ quan, khách quan, giảng dạy triết học. 1. Mở đầu Trong triết học, giải quyết mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể trực tiếp liên quan đến giải quyết vấn đề cơ bản của triết học. Trong thực tiễn, giải quyết mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể quyết định hiệu quả hoạt động của con người. Vì vậy, nghiên cứu biện chứng giữa chủ thể và khách thể là vấn đề rất có ý nghĩa về lí luận và thực tiễn, trong đó có thực tiễn giảng dạy triết học theo hướng tiếp cận năng lực hiện nay ở các trường cao đẳng, đại học. Với vị trí đó, vấn đề biện chứng giữa chủ thể và khách thể đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Ngoài công trình của các nhà nghiên cứu Xô viết như: . Rodentan với Từ điển triết học [5], Nguyên lí lôgic biện chứng [6], . Septulin với Nguyên lí lôgic biện chứng [7], . có thể kể đến các nghiên cứu trong nước như: Biện chứng cái chủ quan và cái khách quan trong tư tưởng của của Nguyễn Anh Tuấn [8]; Nâng cao hiệu quả giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên ở các trường đại học và cao đẳng ở nước ta hiện nay của Phan Thị Hồng Duyên [2]; Vài suy nghĩ về đổi mới phương pháp giảng dạy – giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo của Nguyễn Quang Hồng [3]; .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.