Thực trạng giáo dục kĩ năng hợp tác của trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Bằng việc khảo sát thực trạng nhận thức về việc giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ của giáo viên mầm non trên địa bàn tỉnh Bình Dương, và thực tế biện pháp giảng dạy sử dụng trong các nhà trường, nghiên cứu đã nhìn nhận và chỉ ra ưu điểm và hạn chế của thực trạng. Từ thực tế giáo dục của giáo viên mầm non trên địa bàn tỉnh Bình Dương, nghiên cứu là cơ sở để xuất những biện pháp hiệu quả cho việc giáo dục kĩ năng hợp tác trẻ 5–6 tuổi trong nhà trường mầm non. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 3, pp. 136-147 This paper is available online at DOI: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG HỢP TÁC CỦA TRẺ 5 - 6 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG Vũ Thị Nhân Khoa Sư phạm, Trường Đại học Thủ Dầu Một Tóm tắt. Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội” (Karl Marx) - đời sống con người vận hành với sự giao tiếp cộng đồng trong mọi sinh hoạt, học tập và làm việc, vì vậy kĩ năng hợp tác được coi là một trong những trang bị thiết yếu nhất. Đối với trẻ, đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn với những đặc thù lứa tuổi trong ứng xử và tiếp nhận, hợp tác là kĩ năng quan trọng cần được hình thành, trau dồi và rèn luyện. Nghiên cứu nhìn nhận vào bản chất của kĩ năng hợp tác đồng thời khẳng định vai trò của việc giáo dục kĩ năng này trong việc hình thành – phát triển nhân cách trẻ 5 – 6 tuổi. Bằng việc khảo sát thực trạng nhận thức về việc giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ của giáo viên mầm non trên địa bàn tỉnh Bình Dương, và thực tế biện pháp giảng dạy sử dụng trong các nhà trường, nghiên cứu đã nhìn nhận và chỉ ra ưu điểm và hạn chế của thực trạng. Từ thực tế giáo dục của giáo viên mầm non trên địa bàn tỉnh Bình Dương, nghiên cứu là cơ sở để xuất những biện pháp hiệu quả cho việc giáo dục kĩ năng hợp tác trẻ 5 – 6 tuổi trong nhà trường mầm non. Từ khóa: Kĩ năng, kĩ năng sống, kĩ năng hợp tác, thực trạng giáo dục, trẻ 5 - 6 tuổi. 1. Mở đầu Xã hội hiện nay là xã hội của sự hội nhập, toàn cầu hóa và đề cao giá trị của sự hợp tác, cùng nhau làm việc, tôn trọng và hiểu biết lẫn vậy mục tiêu học tập trong các nhà trường trong đó có trường mầm non đã có sự thay đổi. Người học không chỉ lĩnh hội kiến thức có sẵn và phát triển năng lực trí tuệ mà quan trọng hơn cả là hình thành và phát triển các kĩ năng giải quyết các mối quan hệ xã hội có hiệu quả [2]. Nghiên cứu vấn đề này ở Việt Nam, Thái Duy Tuyên (2008) cho rằng hợp tác là một yếu tố không .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.