Bài viết tập trung làm rõ hai nội dung cơ bản: Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của Thiền Phật giáo, sự tiếp cận Thiền từ bình diện bản thể luận, nhận thức luận, giải thoát luận, vai trò của Thiền đối với sức khỏe tâm – sinh lí của con người trong xã hội hiện đại. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 3, pp. 98-104 This paper is available online at DOI: THIỀN PHẬT GIÁO VÀ VAI TRÒ ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CỦA CON NGƯỜI TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI Nguyễn Đức Diện Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Y Hà Nội Tóm tắt. Thiền là một giá trị văn hóa đặc sắc của phương Đông, có sức lan tỏa mạnh mẽ và ảnh hưởng sâu rộng trên thế giới trong thời đại ngày nay. Bài viết tập trung làm rõ hai nội dung cơ bản: 1. Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của Thiền Phật giáo, sự tiếp cận Thiền từ bình diện bản thể luận, nhận thức luận, giải thoát luận; 2. Vai trò của Thiền đối với sức khỏe tâm – sinh lí của con người trong xã hội hiện đại. Từ khóa: Thiền, thiền định, Phật giáo, sức khỏe, tĩnh tâm, giải thoát. 1. Mở đầu Thiền có vị trí đặc biệt trong triết học Phật giáo, đồng thời cũng là một giá trị văn hóa đặc sắc của phương Đông. Ngày nay, Thiền đóng vai trò quan trọng trong việc rèn luyện, bảo vệ sức khỏe con người cả về thân và tâm. Vai trò to lớn của Thiền giúp Phật giáo hội nhập với văn hóa phương Tây và lan tỏa rộng rãi trên thế giới. Đã có nhiều công trình của các nhà Phật học, nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về Thiền trên phương diện lí luận [6, 7]. Tuy nhiên, đại đa số các công trình nghiên cứu về Thiền trên phương diện thực tiễn (vai trò, tác dụng của Thiền đối với sức khỏe con người, đặc biệt trong thời đại ngày nay) [1-5, 9]. Các công trình này chủ yếu tiếp cận Thiền dưới góc độ tôn giáo học hoặc y học, hầu như rất ít các công trình tiếp cận Thiền dưới góc độ triết học một cách có hệ thống. Bởi vậy, bài viết tập trung giải quyết khoảng trống này trong những nghiên cứu về Thiền. 2. . Nội dung nghiên cứu Khái quát về Thiền . Lịch sử hình thành và phát triển của Thiền Khái niệm “Thiền” xuất phát từ chữ “Dhyna” (ngôn ngữ Sanscrit), nghĩa là tĩnh lặng, tập trung chú ý vào một đối tượng nào đó mà không suy nghĩ tới một điều gì khác nữa