Bài viết là một công trình nghiên cứu triết lí nằm dưới từng bộ môn trong khu vực ngôn ngữ học Anh và tính liên thông giữa các bộ môn này với các khu vực khác trong chương trình Cử nhân Sư phạm Tiếng Anh (CNSPTA). | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 3, pp. 121-130 This paper is available online at DOI: Ý NGHĨA CỦA TỪNG BỘ MÔN VÀ SỰ LIÊN THÔNG GIỮA CÁC BỘ MÔN TRONG KHU VỰC NGÔN NGỮ HỌC ANH VỚI CÁC BỘ MÔN KHÁC TRONG CHƯƠNG TRÌNH CỬ NHÂN SƯ PHẠM TIẾNG ANH Trần Xuân Điệp Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết là một công trình nghiên cứu triết lí nằm dưới từng bộ môn trong khu vực ngôn ngữ học Anh và tính liên thông giữa các bộ môn này với các khu vực khác trong chương trình Cử nhân Sư phạm Tiếng Anh (CNSPTA). Dựa trên những lí thuyết Ngôn ngữ học, Tâm lí học giáo dục (Educational Psychology) và sự mô tả chuẩn đầu ra trong chương trình CNSPTA mà cụ thể là chương trình hiện đang được sử dụng tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội, công trình nghiên cứu này bước đầu xem xét cụ thể ý nghĩa và nội dung của từng bộ môn trong 4 khu vực và tính liên thông giữa các bộ môn và các khu vực đó. Từ khóa: Ý nghĩa, liên thông, các bộ môn tiếng Anh, Chương trình Sư phạm Tiếng Anh. 1. Mở đầu Bàn về Chương trình đào tạo Sư phạm tiếng Anh (CTSPTA) vốn không phải là một vấn đề mới, kể cả trong và ngoài nước. Trên thế giới, bàn về tính cấp thiết, nội dung, cũng như cải thiện nội dung của CTSPTA đã có nhiều công trình như của Fradd & Lee [1]; Graves [2]; Richards [3]; Roberts [4]; Johnson [5]; Kiely & Askham [6]; Johnston & Goettsch [7]; . Nhìn chung, các công trình này mới đề cập đến Chương trình Sư phạm tiếng Anh với tư cách là ngôn ngữ thứ hai, chưa nói rõ việc đào tạo ấy trong một bối cảnh tiếng Anh là một ngoại ngữ, mà cụ thể là tiếng Anh là một ngoại ngữ trong bối cảnh Việt Nam. Gần đây, ít nhiều các công trình nghiên cứu có đề cập đến việc xem tiếng Anh như là một ngoại ngữ trong CTSPTA [8]. Tuy vậy, đây là một công trình so sánh giữa CTSPTA ở một trường đại học ở Việt Nam và CTSPTA ở một trường đại học ở Australia. Do đó, kết quả nghiên cứu là sự tương đồng và dị biệt giữa 2 chương .