Các biện pháp tổ chức trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo khiếm thính 3-4 tuổi trong môi trường giáo dục hòa nhập

Nội dung bài báo này đề cập đến các biện pháp tổ chức trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính 3 - 4 tuổi trong môi trường giáo dục hòa nhập bao gồm 3 nhóm biện pháp là: nhóm biện pháp chuẩn bị điều kiện tổ chức trò chơi, nhóm biện pháp tổ chức hướng dẫn trẻ chơi và nhóm biện pháp hỗ trợ tổ chức trò chơi, với 10 biện pháp cụ thể. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 1, pp. 166-173 This paper is available online at DOI: CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI NHẰM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẪU GIÁO KHIẾM THÍNH 3 - 4 TUỔI TRONG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC HÒA NHẬP Bùi Thị Lâm Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Phát triển ngôn ngữ là một mục tiêu quan trọng trọng giáo dục trẻ khiếm thính 3 - 4 tuổi và chơi là phương tiện hữu hiệu để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Nội dung bài báo này đề cập đến các biện pháp tổ chức trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính 3 - 4 tuổi trong môi trường giáo dục hòa nhập bao gồm 3 nhóm biện pháp là: nhóm biện pháp chuẩn bị điều kiện tổ chức trò chơi, nhóm biện pháp tổ chức hướng dẫn trẻ chơi và nhóm biện pháp hỗ trợ tổ chức trò chơi, với 10 biện pháp cụ thể. Các biện pháp được đề xuất đảm bảo các yêu cầu của tổ chức trò chơi ở lớp mẫu giáo hòa nhập, tác động vào toàn bộ quá trình tổ chức trò chơi với sự phối hợp giữa giáo viên lớp mẫu giáo với giáo viên hỗ trợ và gia đình trẻ khiếm thính nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Từ khóa: Giáo dục hòa nhập, phát triển ngôn ngữ, trẻ khiếm thính, trò chơi. 1. Mở đầu Trong giáo dục trẻ khiếm thính, nghiên cứu tìm kiếm các phương pháp, biện pháp phát triển ngôn ngữ luôn là vấn đề trung tâm và được nhiều tác giả quan tâm, đặc biệt trong các nghiên cứu của Kuder S. Jay, Yoshinaga-Itano, C., Raver, . . . [4, 6, 7]. Các nhà nghiên cứu về phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính lứa tuổi mẫu giáo đều thống nhất rằng: để phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính lứa tuổi này đạt hiệu quả, nhà giáo dục cần tìm ra các biện pháp tổ chức các hoạt động và tạo môi trường giao tiếp để thông qua đó trẻ học ngôn ngữ, chứ không phải không phải là dạy ngôn ngữ cho trẻ. Ủng hộ quan điểm này, một số nhà khoa học như: Kuder S. Jay, Yoshinaga-Itano, C., Elizabeth, A. and Nerys, R., Raver, .,. . . [2, 4, 6, 7] đã khẳng định vị trí đặc .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
3    59    2    28-04-2024
8    80    2    28-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.