Kinh nghiệm giải quyết xung đột vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên ở một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam

Bài viết trình bày việc xác định được một số dạng xung đột chủ yếu, các cách giải quyết xung đột của các quốc gia. Từ đó, đề xuất một số hướng nghiên cứu và cách giải quyết xung đột trong quản lí vùng đệm các KBTTN ở Việt Nam. | KINH NGHIỆM GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT VÙNG ĐỆM KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN Ở MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM Ths. Nguyễn Bá Long1 Đặt vấn đề Các khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) có vai trò quan trọng trong chiến lược bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên nhằm đảm bảo đa dạng sinh học và năng suất sinh học ổn định cho mục tiêu phát triển bền vững. Chính vì vậy, nhiều KBTTN được thành lập. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đối với chiến lược này, đó là sức ép nặng nề từ các cộng đồng dân cư vùng đệm do khai thác kiệt quệ gây suy thoái tài nguyên KBTTN, và là nguyên nhân xung đột giữa các thành phần tham gia. Ở Việt Nam, cơ sở lý thuyết về xung đột mới được hình thành, những nghiên cứu trường hợp mang tính hệ thống về xung đột trong quản lý vùng đệm các KBTTN còn ít, và tản mạn. Thông qua tổng luận một số xung đột và các cách giải quyết xung đột trong quản lý tài nguyên ở vùng đệm KBTTN của một số quốc gia trên thế giới (ấn Độ, Uganda, Canađa, Philippines, Indonesia, Trung Quốc) và Việt xác định được một số dạng xung đột chủ yếu, các cách giải quyết xung đột của các quốc gia. Từ đó, đề xuất một số hướng nghiên cứu và cách giải quyết xung đột trong quản lí vùng đệm các KBTTN ở Việt Nam. Khái niệm về xung đột trong quản lí vùng đệm KBTTN Trước tiên, ta tìm hiều khái niệm về vùng đệm. Theo IUCN (1999) [2] "Vùng đệm là những vùng được xác định ranh giới rõ ràng, có hoặc không có rừng, nằm ngoài ranh giới của KBTTN và được quản lí để nâng cao việc bảo tồn của KBTTN và chính vùng đệm, đồng thời mang lại lợi ích cho nhân dân sống quanh KBTTN. Theo Chandraskharan (1997) [4], xung đột tài nguyên là xung đột về quyền lợi giữa các nhóm xã hội khác nhau trong việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhóm này muốn tước đoạt lợi thế của nhóm khác. Vì vậy, có thể hiểu: xung đột trong quản lý và sử dụng tài nguyên ở vùng đệm KBTTN là quá trình hình thành và phát triển các mâu thuẫn giữa các nhóm xã hội khác nhau, về quyền lực, lợi ích, mục tiêu, quan .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.