Nghiên cứu tính đa dạng của cây họ cà (Solanaceae) tại Quảng Nam

Bài viết trình bày việc khuyến nghị tiếp tục điều tra nguồn gen, thu thập, bảo tồn và phát triển những loài đang trồng trọt và hoang dại quý để phục vụ công tác chọn tạo giống mới, sử dụng nguồn gen có hiệu quả nhất. | NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG CỦA CÂY HỌ CÀ (SOLANACEAE) TẠI QUẢNG NAM Lê Thị Khánh1 Trần Thị Kim Phụng2 Phạm Lê Hoàng3 Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện tại Quảng Nam từ 2-12/2013, nhằm xác định được tính đa dạng về loài, hình thái, môi trường sống, tiềm năng và giá trị sử dụng (làm thực phẩm, làm cảnh, làm thuốc) của cây họ cà trên địa bàn Quảng Nam, làm cơ sở đề xuất hướng bảo tồn, phát triển và sử dụng nguồn gen các loài họ cà có hiệu quả; áp dụng phương pháp điều tra PRA, theo tuyến địa hình sinh thái thấp dần từ Tây sang Đông, đại diện 3 vùng sinh thái: đồi núi, trung du, vùng đồng bằng ven biển. Kết quả cho thấy: Nguồn gen cây họ cà tại các điểm điều tra rất đa dạng và phong phú, phân loại theo bậc taxon chi loài: đã xác định được 7 chi (Solanum (cà); Lycopersicon (cà chua); Physalis (thù lù); Datura (cà dược); Capsicum (ớt); Brunfeldsia (lài hai màu); Petunia (dạ yên thảo) và 14 loài. Trong đó chi Solanum (cà) có 8 loài, có độ đa dạng loài cao nhất chiếm 50%. Số loài ở 3 khu vực và huyện xã biến động từ 6 đến 13 loài. Độ đa dạng loài cao nhất ở khu vực 1 (trung tâm) và huyện Duy Xuyên với 13 loài chiếm 92,86 %. Đặc điểm hình thái thân, cành, lá, hoa, quả các loài cây họ cà được tìm thấy, mô tả ở Quảng Nam rất đa dạng, phong phú kiểu hình: có 22 đặc điểm thân, cành; 17 đặc điểm về lá; 11 đặc điểm về hoa; 30 đặc điểm về quả. Sự phân bố của cây họ cà ở các môi trường sống đa dạng: cây trong vườn hộ có độ đa dạng loài cao nhất (chiếm 38,88%), ven bụi bờ, ven sông, ven đồi 22,22%. Giá trị sử dụng rất phong phú: làm thực phẩm, gia vị, làm thuốc, làm cảnh, trong đó cây hoang dại làm thuốc có độ đa dạng loài lớn nhất (chiếm 50%). Vì vậy, nghiên cứu này khuyến nghị tiếp tục điều tra nguồn gen, thu thập, bảo tồn và phát triển những loài đang trồng trọt và hoang dại quý để phục vụ công tác chọn tạo giống mới, sử dụng nguồn gen có hiệu quả nhất. Từ khóa: Bảo tồn, cây họ cà, chi, đa dạng, loài, nghiên cứu. 1. Đặt vấn đề Ngày nay nguồn gen cây trồng có vai trò vô cùng quan .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.