Thống kê đa dạng sinh học ở thành phố Đà Nẵng

Nghiên cứu này lần đầu tiên thống kê và hệ thống hóa đầy đủ nhất về đa dạng sinh học của thành phố Đà Nẵng, kết quả nghiên cứu đã thống kê danh mục loài thực vật trong đó thực vật bậc cao có loài; động vật có xương sống thống kê được 500 loài, trong đó: 86 loài thú, 200 loài chim, 43 loài lưỡng cư, 85 loài bò sát, 164 loài cá biển và 105 loài cá nước ngọt; động vật không xương sống thống kê được 453 loài, trong đó: 181 loài trên cạn, 272 loài sống dưới nước. | THỐNG KÊ ĐA DẠNG SINH HỌC Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNg Nguyễn Văn Khánh1 Lê Hà Yến Nhi2 Tóm tắt: Kế thừa kết quả của 20 công trình nghiên cứu riêng lẻ đã công bố về thành phần loài loài động vật và thực vật tại thành phố Đà Nẵng trong thời gian từ năm 1997 đến 2012. Nghiên cứu này lần đầu tiên thống kê và hệ thống hóa đầy đủ nhất về đa dạng sinh học của thành phố Đà Nẵng, kết quả nghiên cứu đã thống kê danh mục loài thực vật trong đó thực vật bậc cao có loài; động vật có xương sống thống kê được 500 loài, trong đó: 86 loài thú, 200 loài chim, 43 loài lưỡng cư, 85 loài bò sát, 164 loài cá biển và 105 loài cá nước ngọt; động vật không xương sống thống kê được 453 loài, trong đó: 181 loài trên cạn, 272 loài sống dưới nước. Khu hệ động thực vật tại Đà Nẵng có độ đa dạng cao, chiếm gần 11% tổng số loài thực vật và 8% tổng số loài động vật tại Việt Nam. Từ khóa: Đa dạng sinh học, thống kê, thành phố Đà Nẵng, động vật và thực vật, phân bố. 1. Mở đầu Đà Nẵng là thành phố thuộc khu vực Nam Trung Bộ của Việt Nam. Với diện tích hơn km2 bao gồm huyện đảo Hoàng Sa, trong đó diện tích rừng chiếm gần 50%, đường bờ biển dài gần 90 km và trên ha diện tích lưu vực sông, hồ, vùng trũng tạo nên sự đa dạng về địa hình cho thành phố. Đà Nẵng là nơi giao thoa của các tiểu vùng khí hậu, điều đó đã dẫn đến đa dạng về các kiểu hệ sinh thái, đồng thời thành phố còn là nơi giao thoa của hai trung tâm đa dạng sinh học (ĐDSH) lớn là Bạch Mã và Ngọc Linh. Do đó, thành phần loài động vật và thực vật ở Đà Nẵng có mức độ đa dạng cao về thành phần loài (WWF, 2004). Nhiều công trình nghiên cứu về thành phần các loài động vật và thực vật tại Đà Nẵng được thực hiện từ những năm 90 của thế kỷ XX, tập trung chủ yếu khu vực rừng đặc dụng (RĐD) Sơn Trà và khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Bà Nà – Núi Chúa như nghiên cứu của Đinh Thị Phương Anh năm 1997 về thành phần loài động vật và thực vật tại RĐD Sơn Trà [2]; hay các nghiên cứu về đa dạng loài động vật và thực vật tại khu BTTN Bà Nà – Núi

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
44    79    4    28-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.