Bài viết tập trung nghiên cứu hệ thực vật bậc cao ven bờ tại hạ lưu sông Thu Bồn đoạn đi qua thành phố Hội An. Nghiên cứu đã xác định hệ thực vật bậc cao gồm có 46 loài thuộc 43 chi 29 họ thuộc 2 ngành thực vật bậc cao, đó là: Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và ngành Thực vật hạt kín (Angiospermae). | HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ HỆ THỰC VẬT BẬC CAO VEN BỜ TẠI KHU VỰC HẠ LƯU SÔNG THU BỒN – HỘI AN Triệu Trân Huân1 Võ Văn Minh2 Triệu Thy Hòa3 Tóm tắt: Bài báo này tập trung nghiên cứu hệ thực vật bậc cao ven bờ tại hạ lưu sông Thu Bồn đoạn đi qua thành phố Hội An. Nghiên cứu đã xác định hệ thực vật bậc cao gồm có 46 loài thuộc 43 chi 29 họ thuộc 2 ngành thực vật bậc cao, đó là: ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và ngành Thực vật hạt kín (Angiospermae). Hệ thực vật bậc cao ven bờ khu vực hạ lưu sông Thu Bồn có sự phân bố tương đối đồng đều tại các điểm trên toàn khu vực. Có 4 kiểu thảm thực vật chính tại khu vực đó là: Quần hợp Cứt lợn (Ageratum conyzoides) – Xuyến chi (Bidens pilosa); Quần hợp Sài đất (Wedelia chinensis); Quần hợp Cỏ lác (Cyperus malaccensis) – Lau (Saccharum arundinaceum) – Sậy (Phragmites communis); Quần hợp Dừa nước (Nypa fruticans) Từ khóa: thực vật bậc cao, phân bố thực vật, quần hợp, hạ lưu sông Thu Bồn 1. Mở đầu Sông Thu Bồn là sông lớn của khu vực Trung và Nam Trung Bộ, với hệ thống các nhánh sông chằng chịt ở hạ lưu và chảy ra biển ở Cửa Đại, Hội An. Sông có độ dốc lớn, hằng năm thường xuyên có lũ xuất hiện, gây ngập lụt và sạt lở ở nhiều nơi. Để đối phó với hiện tượng sạt lở thì hiện nay người ta có xu hướng sử dụng thực vật thích hợp để giữ lại bờ sông, nó ít tốn kém và cung cấp nhiều lợi ích. Nội dung cơ bản của giải pháp trên là nghiên cứu lựa chọn những loại thực vật có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện ngập nước thường xuyên hoặc ở khu vực mái bờ chịu sự dao động của nước để trồng ở bờ sông nhằm phòng chống sạt lở vùng bờ. Việc nghiên cứu hệ thực vật ven sông có vai trò quan trọng để có thể đưa ra giải pháp quản lý, bảo vệ hệ sinh thái vùng bờ và phòng chống sạt lở. Ở khu vực hạ lưu sông Thu Bồn – Hội An, các nghiên cứu về hệ thực vật chỉ mới tập trung vào rừng dừa nước Bảy Mẫu [3], về quần xã cỏ biển [5], chưa có các đề tài nghiên cứu về thảm thực vật ven sông Thu Bồn. Bài báo này cung cấp dữ liệu khoa học về hiện trạng phân