Khái niệm exciton được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1931 bởi Frenkel, sau đó bởi Pieirls, Wannier, Elliot, Knox. Do tương tác Coulomb giữa một điện tử trong vùng dẫn và một lỗ trống trong vùng hóa trị mà hình thành trạng thái liên kết cặp điện tử - lỗ trống được gọi là giả hạt exciton. Bài viết này trình bày những kết quả chính nghiên cứu về năng lượng liên kết của exciton loại 2 trong hệ hai chấm lượng tử. | EXCITON LOẠI 2 TRONG HỆ HAI CHẤM LƯỢNG TỬ Võ Thị Hoa1 Tóm tắt: Khái niệm exciton được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1931 bởi Frenkel, sau đó bởi Pieirls, Wannier, Elliot, Knox . Do tương tác Coulomb giữa một điện tử trong vùng dẫn và một lỗ trống trong vùng hóa trị mà hình thành trạng thái liên kết cặp điện tử - lỗ trống được gọi là giả hạt exciton. Tùy thuộc vào sự phân bố của cặp điện tử - lỗ trống trong không gian pha mà người ta chia exciton thành hai loại: exciton loại 1 và exciton loại 2. Có rất nhiều kết quả nghiên cứu trên thế giới về exciton loại 1. Đối với exciton loại 2, đây là một tổ hợp mới hầu như chưa được nghiên cứu nhiều. Bài viết này trình bày những kết quả chính nghiên cứu về năng lượng liên kết của exciton loại 2 trong hệ hai chấm lượng tử. Từ khóa: Exciton, Chấm lượng tử (QD), Năng lượng liên kết. đầu Khái niệm exciton đầu tiên được đưa ra năm 1931 bởi Frenkel, sau đó là Pieirls, Wannier, Elliot, Knox Khi chiếu chùm tia sáng vào bán dẫn thì một số điện tử ở vùng hóa trị (Valence band-VB) hấp thụ ánh sáng nhảy lên vùng dẫn (Conduction band-CB), để lại VB các lỗ trống mang điện tích dương. Do tương tác Coulomb giữa lỗ trống ở VB và điện tử ở CB mà hình thành trạng thái liên kết cặp điện tử - lỗ trống được gọi là giả hạt exciton. Tùy thuộc vào sự phân bố của cặp điện tử - lỗ trống trong không gian pha mà người ta chia exciton làm hai loại: Exciton loại 1 và exciton loại 2. * Exciton loại 1 (exciton thẳng, exciton truyền thống): được hình thành bởi liên kết của điện tử hoàn toàn trùng cặp điện tử và lỗ trống, trong đó không gian pha của lỗ trống, ở đây là xung lượng và toạ độ của điện với không gian pha tử, là xung lượng và toạ độ của lỗ trống [0, 0]. * Exciton loại 2 (exciton xiên): giả hạt này được hình thành cũng từ liên kết cặp của điện tử và lỗ trống. Tuy nhiên, không gian pha của điện tử và lỗ trống không hoàn toàn trùng nhau [0, 0, 0, 0]. Chính vì vậy, người ta còn gọi exciton loại 2 là exciton xiên. Sự không trùng nhau trong không .